Chúng ta hay nói rằng người Do Thái là dân tộc thông minh nhất thế giới. Tuy nhiên, đây không phải là nhận định vô căn cứ mà đã được chứng minh bằng khoa học.
Năm 2005, một nghiên cứu cho thấy những người Do Thái có kỹ năng giao tiếp và tính toán trội hơn hẳn so với những cộng đồng dân tộc khác.
Trong thế kỷ 20, mặc dù người Do Thái chỉ chiếm 2% dân số Mỹ nhưng lại có đến 27% nhà khoa học của nước này đoạt giải Nobel là người Do Thái. Không những thế, khoảng 25% nhà toán học đoạt giải Fields Medal (có giá trị tương tự Nobel trong toán học), 25% số người đoạt giải ACM Turing Award (mảng máy tính), 9/19 nhà vô địch cờ vua... là người Do Thái.
Chỉ số IQ trung bình của người Do Thái theo nhiều nghiên cứu là vào khoảng 110 so với mức 100 của toàn cầu. Dù chỉ chênh lệch 10 nhưng tỷ lệ sản sinh thiên tài giữa 2 cấp độ lên tới khoảng 120-150 lần.
Số liệu năm 2015 cho thấy người Do Thái chiếm chưa đến 0,2% tổng dân số toàn cầu với khoảng 14,3 triệu người. Tuy nhiên ngay từ thế kỷ 19, khoảng 1/4 số nhà khoa học trên thế giới đã là người Do Thái. Hàng loạt những cái tên như nổi tiếng Albert Einstein, Sigmund Freud, Otto Frisch... đều là người Do Thái.
Vậy tại sao người Do Thái lại thông minh, theo cách hiểu của các nhà khoa học?
Luận điểm 1: Chúa muốn người Do Thái thông minh?
Trước khi nói về người Do Thái, chúng ta cần nói về tôn giáo của họ bởi dân tộc này khá sùng đạo. Đây là một trong những yếu tố khiến người Do Thái không mất đi bản sắc cũng như bị hòa tan với các dân tộc, tín ngưỡng khác.
Đạo Do Thái ra đời cách đây khoảng 3.000 năm và là tín ngưỡng lâu đời thứ 2 trên thế giới sau đạo Hindu (4.000 năm). Tuy nhiên Hindu là đạo đa thần nên có thể nói đạo Do thái là tín ngưỡng độc thần lâu đời nhất thế giới. Theo đó, người Do Thái chỉ thờ một vị chúa trời duy nhất và chắc chắn không có vị thánh hay chúa nào là người cả.
Điều này khiến Thiên chúa giáo, vốn có ảnh hưởng sâu rộng tại Phương Tây và trên thế giới thù ghét người Do Thái bởi họ coi Đức chúa Jesus là con của chúa trời. Dẫu vậy, nhờ quan điểm này mà tín ngưỡng trong cộng đồng Do Thái không dễ dàng bị hiểu theo những nghĩa khác nhau, tạo nên những mâu thuẫn trong xã hội.
Trong cuốn kinh Torah ghi lại những điều răn của đức tiên tri Moses có ghi lại rằng người Do Thái là dân tộc được chúa trời chọn lựa (Chosen People) để truyền đạt ý chúa, khai sáng và dẫn dắt cho các dân tộc khác.
Đạo Do Thái cũng khá khác biệt so với nhiều tôn giáo khác khi không ghi lại quá nhiều những điều răn cứng nhắc.
Theo nhiều chuyên gia khoa học, quan điểm tôn giáo này có lẽ đã ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội Do Thái khi tạo động lực cho dân tộc này luôn phấn đấu, khai sáng bản thân để hoàn thành nhiệm vụ mà đức chúa giao cho.
Đặc biệt, quan điểm này cũng giải thích tại sao người Do Thái mê kiếm tiền bởi sự giàu có là hệ quả kèm theo của lao động sáng tạo và khai sáng.
Bên cạnh đó, đạo Do Thái cũng khá khác biệt so với nhiều tôn giáo khác khi không ghi lại quá nhiều những điều răn cứng nhắc hay những luật lệ cổ hủ buộc mọi người phải tuân theo. Thay vào đó, những cuốn kinh Torah của người Do Thái thường đặt ra các câu hỏi gợi mở sự suy nghĩ và sáng tạo cũng như có nhiều câu trả lời khác nhau tùy thuộc hoàn cảnh.
Trong những bữa cơm ngày lễ cuối tuần (Sabbath) hay khi sum họp gia đình, cảnh mọi người thảo luận về kinh Torah, tranh luận những lý lẽ gợi mở trong đó là điều bình thường và có lẽ đây là lý do khiến người Do Thái có suy nghĩ khá sâu sắc về cuộc sống.
Luận điểm 2: Cách đây 2.000 năm, đến 90% người Do Thái đã biết chữ
Một nguyên nhân nữa khiến người Do Thái thông minh hơn các dân tộc khác là do họ rất coi trọng chuyện học hành.
Kinh Tamud từ cách đây hơn 2.000 năm của người Do Thái đã yêu cầu các bậc phụ huynh phải dạy con biết đọc, biết viết từ năm lên 6 tuổi. Nói cách khác, việc giáo dục con cái từ nhỏ không còn là vấn đề đạo đức, trách nhiệm của nhà nước hay đơn giản là lo lắng cho tương lai con trẻ. Người Do Thái đã nâng tầm giáo dục thành một loại giáo điều trong tín ngưỡng.
Rõ ràng, chẳng có ông bố bà mẹ Do Thái nào dám không giáo dục con từ năm lên 6 nếu không muốn bị cộng đồng xa lánh hoặc bị chí trích vì vi phạm giáo điều.
Kết quả là từ hơn 2.000 năm trước, có đến 90% số người Do Thái thoát khỏi nạn mù chữ. Nếu tỷ lệ trên không mấy ấn tượng với bạn thì xin nhắc lại rằng cách đây 2.000 năm, đa phần người Do Thái là nông dân, du mục, thậm chí lang thang nay đây mai đó.
Ấn tượng hơn nữa, nếu bạn biết rằng hầu hết người dân Châu Âu, Bắc Phi và Trung Đông thời đó là mũ chữ thì điều mà người Do Thái làm được quả là phi thường. Thời kỳ đó, biết chữ là điều khá xa xỉ và chỉ có tầng lớp tăng lữ, quý tộc mới có điều kiện được học. Những người dân thuộc tầng lớp dưới không có đủ thời gian cũng như mục đích để học chữ khi họ còn mải kiếm sống hoặc sống sót.
Cuốn kinh Do Thái bằng tiếng Hebrew cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng cho việc giáo dục.
Với tỷ lệ biết chữ cao, người Do Thái đương nhiên tham gia nhiều vào ngành thương nghiệp cũng như được các thương nhân tin dùng khi biết tính toán.
Ngoài ra, cuốn kinh Do Thái bằng tiếng Hebrew cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng cho việc giáo dục cũng như hiểu biết của dân tộc này.
Do bị mất nước từ sớm và phải sống lang thang nhiều nơi trước khi Israel được thành lập, bất kỳ người Do Thái nào cũng phải biết chữ để có thể đọc kinh ở bất kỳ nơi đâu, trong mọi hoàn cảnh nào. Đây là điều dễ hiểu khi người Do Thái khá sùng đạo.
Bên cạnh đó, do phải sống lang thang nhiều nơi nên đương nhiên người Do Thái biết nói ít nhất 2 ngôn ngữ trở lên. Theo các nhà khoa học, thông thường những người biết nhiều thứ tiếng thường thông minh hơn so với người bình thường.
Việc người Do Thái mất nước từ sớm khi người Assyria chinh phục vương quốc Israel và khiến người dân Do Thái phải lưu vong vào năm 722 trước công nguyên đã khiến dân tộc này phải tự lực cánh sinh, vượt lên trên hoàn cảnh để sinh tồn. Có lẽ, sự thiếu may mắn khi mất nước đã khiến người Do Thái buộc phải trở nên thông minh hơn và những cá thể kém sẽ bị đào thải nhanh chóng.
Luận điểm 3: Duy trì nòi giống, bảo tồn và sàng lọc gene
Người Do thái thông minh, đó là sự thật. Tuy nhiên, sự thông minh này không chỉ diễn ra trong 1 thế hệ mà được chứng minh di truyền qua nhiều đời.
Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy người Do Thái có tỷ lệ tương đối cao khi mắc các bệnh như rối loạn thần kinh Tay Sachs khiến cơ thể tử vong trước 5 tuổi, hay bệnh Canavan khiến trẻ mất trước 2 tuổi. Nghiên cứu này cho thấy việc người Do Thái thường xuyên kết hôn trong cộng đồng và hiếm khi lấy người ngoài đạo đã khiến các cặp gen xấu trong cộng đồng có khả năng kết hợp cao hơn, tạo nên tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn ở con cái.
Ngược lại, chính vì yếu tố này mà những gene trội hay thông minh của các đời trước lại có khả năng cao được di truyền qua đời sau, thậm chí còn được tăng cường hơn trước.
Nghiên cứu trên cho rằng những cặp gene di truyền đặc biệt được duy trì trong cộng đồng người Do Thái. Trong khi những cá thể yếu bị đào thải bởi bệnh tật và tử vong khi còn trẻ thì những cá thể thông minh, khỏe mạnh được sàng lọc và dần lớn mạnh cho đến ngày nay.
Ví dụ cha mẹ có gene tương ứng AA/aa và BB/bb, trong đó AA và BB là gene tích cực còn aa,bb là gene tiêu cực. Khi Aaaa kết hợp với BBbb, đời con sẽ cho ra 4 khả năng là AA/BB, AA/bb, aa/BB, aa/bb.
Khi đó cặp aa/bb sẽ biểu hiện kém và sớm bị đào thải trong cộng đồng do bệnh tật hay không thích nghi được với môi trường, trong khi cặp AA/BB sẽ có biểu hiện tích cực vượt trội so với đời trước. Hai cặp còn lại tiếp tục mang theo những gen trội của cha hoặc mẹ để truyền cho đời sau.
Người Do Thái thường xuyên kết hôn trong cộng đồng và hiếm khi lấy người ngoài đạo.
Nói cách khác, chính sự không pha loãng huyết thống trong cộng đồng Do Thái đã giữ gìn được những đặc tính gene hiếm có của dân tộc này.
Không dừng lại ở đó, việc duy trì nòi giống và những gen trội tích cực trong cộng đồng Do Thái đã được nâng tầm thành giáo điều. Thông thường, các dân tộc và quốc gia khác thường khuyến khích, khuyên răn các bạn trẻ lập gia đình phải xứng đôi vừa lứa, tâm đầu ý hợp... nhằm sàng lọc gen xấu và nhân giống gen tốt.
Tuy nhiên việc sàng lọc này thậm chí đã được đưa vào kinh Do Thái khi các giáo sĩ, người có uy tín trong cộng đồng xã hội cũng như dẫn dắt tâm linh cho mọi người được quy định phải là những người thông minh nhất, có kiến thức uyên bác.
Từ Giáo sĩ (Rabbi) trong tiếng Do Thái còn có nghĩa là “người giỏi giang” hay “người thầy”, qua đó chỉ ra vai trò quan trọng của các giáo sĩ này.
Việc các giáo sĩ là những người uyên bác không có gì đáng nói nếu so với nhiều tín ngưỡng khác, điểm đặc biệt ở đây là các giáo sĩ này được phép lấy vợ và thậm chí có rất nhiều con. Do có uy tín cao trong cộng đồng Do Thái nên các giáo sĩ này rất dễ lấy vợ, thậm chí còn được phép lựa chọn “mối” hôn nhân. Thông thường những giáo sĩ này sẽ chọn đối tượng cũng thuộc tầng lớp giáo sĩ, sau đó mới chuyển sang các gia đình thương nhân.
Bằng cách này, những gen ưu tú trong tầng lớp tinh hoa của người Do Thái được bảo tồn và liên tục di truyền.
Thậm chí trong kinh thanh Do Thái có nhiều đoạn còn khuyến khích các gia đình nếu có tiền hãy cho con gái lấy giáo sĩ hoặc học giả. Rõ ràng, tri thức và những gene thông minh được người Do Thái hết sức coi trọng.
Một yếu tố nữa khiến người Do Thái thúc đẩy được các gene tốt trong cộng đồng là quan điểm khuyến khích sinh sản đối với những gia đình có điều kiện, trong khi các cặp vợ chồng khó khăn thì lại được khuyên sinh đẻ có kế hoạch nhằm đảm bảo con cái sinh ra được nuôi dạy tốt nhất có thể. Bằng cách này, các gen xấu được sàng lọc trong khi những gene thông minh được khuyến khích nhân rộng.
Luận điểm 4: Thông minh vào bằng đường miệng
Nói về trí thông minh của người Do Thái thì không thể bỏ qua vấn đề ăn uống, bởi đây là yếu tố vô cùng quan trọng đóng góp cho sự phát triển của dân tộc này.
Người Do Thái hầu như chỉ ăn đồ Do Thái (Kosher) được làm theo cách riêng của họ. Ví dụ thịt động vật làm theo cách Do Thái phải lấy hết tiết một cách nhanh nhất, khiến con vật chết nhanh nhất mà không đau đớn. Thịt phải ngâm rửa cho hết sạch máu.
Nguyên nhân của việc này là người Do Thái coi rằng dòng máu thú vật chứa thú tính và con người có thể trở nên trì độn, thoái hóa giống nòi nếu ăn chúng.
Tuy vậy, các nhà khoa học lại có những cách giải thích hợp lý hơn cho các nghi lễ rườm rà trong đồ ăn của người Do Thái. Ví dụ việc không được uống sữa hay dùng thực phẩm từ sữa khi ăn mà phải dùng trước 30 phút hay sau ăn 6 tiếng. Nguyên nhân là sữa có nhiều đạm gây khó tiêu và khó hấp thụ cho cơ thể.
Việc không ăn chung thịt với cá là do chúng phản ứng lại lẫn nhau trong hệ tiêu hóa, không tốt cho sức khỏe. Trong khi đó, quy định không ăn thịt động vật đã bị dã thú cắn là để tránh nhiễm trùng cũng như đảm bảo vệ sinh.
Một cửa hàng McDonald's chế biến theo tiêu chuẩn Kosher của người Do Thái.
Rõ ràng, với chế độ ăn thông minh, đảm bảo sức khỏe là một trong những yếu tố khiến người Do Thái có trí tuệ vượt trội so với nhiều dân tộc khác.
Ngoài ra, một số chuyên gia cho rằng những quy tắc rườm rà của đồ ăn Do Thái giúp dân tộc này luôn tự nhắc nhở về nguồn gốc, không ỷ lại và lười biếng, luôn biết ơn khi có đồ ăn.
Tuy nhiên, do đã từng phải lang thang nhiều nơi trên thế giới nên trong những trường hợp bất khả kháng, người Do Thái vẫn có thể ăn đồ thường. Đạo Do Thái cũng không bắt buộc các tín đồ chỉ được ăn đồ Kosher, không giống như các tín đồ Đạo Hồi chỉ ăn đồ Halal. Việc tuân theo quy định này hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức và trách nhiệm của từng hộ gia đình.
Một điều thú vị là không chỉ người Do Thái, ngày nay ngày càng nhiều người nhận ra tác dụng tốt của đồ ăn Kosher. Dù đồ Do Thái thường đắt hơn 20-30% so với thức ăn thường nhưng ngày càng nhiều người Mỹ sử dụng loại đồ ăn này.
Người Do Thái chỉ chiếm chưa đến 2% dân số Mỹ nhưng đồ ăn đóng gói dán nhãn Kosher lại chiếm tới 41% thị trường. Tổng doanh số bán đồ Kosher tại Mỹ năm 2009 đạt 17 tỷ USD, tăng 70% so với 5 năm trước đó.
Khảo sát của hãng Mintel cũng cho thấy 62% người được hỏi nói rằng họ mua Kosher vì chất lượng thực phẩm tốt, trong khi 52% cho biết họ mua vì loại đồ ăn này tốt cho sức khỏe.