Đến năm 2050, 1,3 tỷ người trên toàn thế giới có thể mắc tiểu đường

Một nghiên cứu gần đây ước tính đến năm 2050 sẽ có khoảng 1,3 tỷ người trưởng thành trên toàn thế giới mắc bệnh tiểu đường.

Kết quả nghiên cứu đã được đăng trên các tạp chí The Lancet và The Lancet Diabetes & Endocrinology. Theo đó, số người mắc bệnh tiểu đường sẽ tăng từ 529 triệu người năm 2021 lên hơn 1,3 tỷ người năm 2050. Tờ Guardian (Anh) cho biết theo nghiên cứu này, sẽ không có quốc gia nào ghi nhận tỷ lệ tiểu đường giảm trong 30 năm tới.

Các chuyên gia mô tả dữ liệu này là đáng báo động và cho rằng bệnh tiểu đường đang vượt xa hầu hết các bệnh khác trên toàn cầu, là mối đe dọa đáng chú ý đối với con người và hệ thống y tế.


 Số người mắc tiểu đường sẽ tăng từ 529 triệu người năm 2021 lên hơn 1,3 tỷ người năm 2050. (Ảnh minh họa.: Guardian).

"Bệnh tiểu đường vẫn là một trong những mối đe dọa sức khỏe cộng đồng lớn nhất của thời đại chúng ta và dự kiến tăng mạnh mẽ trong 3 thập niên tới ở mọi quốc gia, nhóm tuổi, giới tính, đặt ra thách thức nghiêm trọng đối với các hệ thống chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu”, Tiến sĩ Shivani Agarwal tại Đại học Y khoa Albert Einstein ở New York (Mỹ) nhận định.

Trong một diễn biến khác, Liên hợp quốc dự đoán rằng vào năm 2050, dân số thế giới sẽ vào khoảng 9,8 tỷ người. Kết hợp với dự đoán trên, có thể thấy rằng, đến lúc đó, khoảng 1/7 hoặc 1/8 dân số toàn thế giới sẽ phải sống chung với bệnh tiểu đường.

Các tác giả nghiên cứu cũng nêu rõ:Bệnh tiểu đường tuýp 2, chiếm phần lớn các trường hợp mắc bệnh tiểu đường, có thể phòng ngừa được và trong một số trường hợp, có khả năng hồi phục nếu được chẩn đoán và xử lý sớm trong quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên, tất cả các bằng chứng chỉ ra rằng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường đang tăng trên toàn thế giới, chủ yếu là do tăng tình trạng béo phì bắt nguồn từ nhiều yếu tố”.

Tiến sĩ Alisha Wade, đồng tác giả và là giáo sư dự bị tại Đại học Witwatersrand (Nam Phi), cho biết: “Điều quan trọng là tác động của các yếu tố kinh tế và xã hội đối với bệnh tiểu đường được thừa nhận, hiểu rõ và đưa vào các nỗ lực nhằm hạn chế khủng hoảng bệnh tiểu đường trên toàn cầu”.

Tổ chức từ thiện Diabetes UK (Anh) từng nhận định rằng số người thừa cân hoặc béo phì cao - khoảng 64% người trưởng thành ở Anh - đang dẫn đến gia tăng các trường hợp mắc tiểu đường tuýp 2. Diabetes UK cho biết các yếu tố rủi ro của bệnh tiểu đường tuýp 2 là “đa dạng và phức tạp”, bao gồm tuổi tác, tiền sử gia đình và cân nặng.

Chris Askew, Giám đốc điều hành của Diabetes UK, phân tích: “Nghiên cứu quan trọng này nhấn mạnh quy mô của cuộc khủng hoảng bệnh tiểu đường mà chúng ta đang phải đối mặt, cả ở Anh và trên toàn thế giới. Chủng tộc của bạn, nơi bạn sống và thu nhập của bạn đều ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Sự chăm sóc mà bạn nhận được, sức khỏe lâu dài của bạn, tất cả những điều này đều có mối liên hệ với nhau. Cần có phối hợp hành động cấp bách giữa các chính phủ để giải quyết sự bất bình đẳng về tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường, cũng như các tình trạng cơ bản của sức khỏe kém, chẳng hạn như nghèo đói và sống chung với bệnh béo phì”.

Cập nhật: 24/06/2023 Báo Tin tức
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video