Di tích thời nguyên thuỷ ở thềm cổ sông Lào Cai

Một di tích nguyên thủy thuộc thời đại đá cũ mới vừa được Viện khảo cổ học Việt Nam và Bảo tàng tỉnh Lào Cai phát hiện trong đợt khảo cổ học đầu tháng 12/2005 trên địa phận xã Vạn Hoà, thành phố Lào Cai.

Cổ vật bao gồm những chiếc rìu tay, những công cụ nạo, cắt, chặt đập thô sơ, được chế tác từ những hòn đá cuội sông. Kỹ thuật gia công chế tác mang sắc thái đặc trưng của đồ đá cũ. Đáng chú ý là loại di vật khá độc đáo được tạo tác từ những viên cuội thuôn dài, thân dẹt, ở hai rìa cạnh có các vết ghè đập khá đều đặn, cân xứng thu dần về một đầu viên cuội tạo thành công cụ mũi nhọn rất đặc sắc. Đây là những chiếc cuốc tay rất phù hợp với lối sống kiếm ăn săn bắt, đào lượm của người nguyên thuỷ ở địa hình đồi núi.

Bước đầu các nhà nghiên cứu cho rằng đây là một di tích của người nguyên thuỷ sống ở vào giai đoạn hậu kỳ thời đại đá cũ, có niên đại cách nay 15.000 đến 20.000 năm.

Theo Lao Động
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video