Điểm danh 5 loài có bầy đàn lớn nhất trong thế giới động vật

Một số loài như cá, chim, dơi và côn trùng thường sống tụ tập thành những đàn lớn gồm hàng triệu đến hàng tỷ con. Nhưng, những bầy đàn lớn nhất trong thế giới động vật thuộc về loài động vật nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Cá mòi    

Nổi tiếng với tập quán sinh sống, di cư thành từng đàn lớn thì có lẽ cá mòi là loài vật đứng đầu về độ "khủng" . Vào tháng 5 cho đến tháng 7 hàng năm, chúng lại tụ tập thành đàn và bắt đầu di cư về vùng nước nóng để sinh sản và kiếm ăn. Đàn của cá mòi có thể dài tới 15km, rộng 3,5km và sâu đến 40 mét. Cuộc di cư của những đàn cá khổng lồ này lớn đến nỗi có thể nhìn thấy được từ vệ tinh.


Đàn của cá mòi có thể dài tới 15 km, rộng 3,5 km và sâu đến 40 mét. (Ảnh: Pixabay)

Cuộc di cư của cá mòi kéo dài vài ngày. Đàn của chúng có số lượng lên tới hàng triệu con lao vụt đi trong lòng đại dương đã tạo nên một cảnh tượng ngoạn mục. Khi gặp kẻ thù hay chướng ngại vật như cá mập, cá heo, cá voi hay chim ó, đàn cá mòi kết thành khối cầu khổng lồ, cuồn cuộn lao đi. Sống thành bầy là một phương pháp tự vệ rất hữu hiệu của cá mòi, vì một đàn cá khổng lồ sẽ không thể bị cá lớn ăn thịt đến tuyệt giống. Bằng cách xếp lại gần nhau, đàn cá mòi sẽ giảm thiểu khả năng bị bắt, mỗi cá nhân dễ bị ăn hơn một nhóm lớn và chiến thuật này đủ ngăn cản những kẻ đi săn tiềm năng.

2. Dơi


Dơi là loài động vật có tính xã hội cao nên thường sống thành đàn lớn. (Ảnh: Pixabay)

Dơi thường sống theo từng đàn lớn, có thể lên tới hàng triệu con. Đây là kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy dơi là loài động vật có tính xã hội cao.  Sau khi hình thành bầy đàn, chúng sẽ chia ra những nhóm nhỏ, gồm khoảng 20 con. Các con dơi cũng có thể rời nhóm của mình để gia nhập nhóm khác nếu mối quan hệ trong bầy rạn nứt. Dơi phân biệt với các thành viên trong nhóm với nhóm khác nhờ vào sự khác biệt trong tiếng rít. Thậm chí nếu không gặp trong một thời gian dài, chúng vẫn có cách trở về với các thành viên trong "gia đình".

Đàn dơi lớn nhất trong tự nhiên là Hang dơi Bracken ở Texas, với số lượng con trong đàn lên tới 20 triệu con. Chỉ trong một đêm, đàn dơi này có thể tiêu thụ hết 200 tấn thức ăn.

3. Châu chấu


Châu chấu thường sống đơn độc nhưng sẽ tập hợp thành đàn khi tới mùa giao phối. (Ảnh: Pixabay)

Châu chấu vốn thường sống đơn độc. Nhưng khi bị kích thích, chúng hợp lại với nhau thành bầy và có thể trở thành mối đe dọa lớn cho con người. Việc châu chấu tập trung thành đàn có quan hệ rất lớn đến thói quen đẻ trứng của chúng. Đến mùa giao phối, châu chấu thường chọn những nơi có đất cứng, độ ẩm tương đối và ánh sáng mặt trời nhiều để đẻ trứng. Châu chấu thường tập trung đẻ trứng hàng loạt trên một phạm vi không lớn lắm. Thêm vào đó, do khu vực này nhỏ, chênh lệch độ ẩm rất ít, khiến cho trứng nở đồng loạt và châu chấu non vừa chào đời đã hình thành thói quen sống cùng nhau, đi theo đàn.

Mặt khác, châu chấu sống theo đàn cũng là do nhu cầu về mặt sinh lý. Chúng cần nhiệt độ cơ thể tương đối cao để hoạt động. Vì vậy, việc sống thành đàn sẽ giúp chúng duy trì nhiệt độ trong cơ thể tốt hơn.

4. Kiến Argentina

Các nhà khoa học đã tìm thấy một đàn kiến Argentina khổng lồ với số lượng kiến có thể phủ kín gần như toàn cầu. Đàn kiến lớn nhất có thể kéo dài gần 6.000 km dọc theo bờ Địa Trung Hải. Đây là một tổ hợp của hàng ngàn các tổ khác liên kết với nhau. Chúng đã sống thành một cộng đồng rất đông đảo với số lượng lên tới hàng tỷ cá thể.


Kiến Argentina có thể tập trung thành đàn lên tới hàng tỷ con. (Ảnh: Pixabay)

Loài kiến này sẵn sàng xé xác các nhóm loài khác thành từng mảnh vụn nếu vô tình xâm lấn vào lãnh thổ của chúng. Thế nhưng, khi những con kiến Argentine này gặp những người đồng hương trên đất Nhật, thì chúng lại làm quen với nhau rất nhanh chóng.

5. Linh dương đầu bò

Linh dương đầu bò sống ở vùng đồng bằng và rừng thưa mở rộng ở nhiều vùng châu Phi thuộc phía nam Sahara. Tuy nhiên, với số lượng cá thể trong tự nhiên tương đối đông đúc, do đó linh dương đầu bò là nguồn thức ăn quan trọng của các loài động vật như: sư tử, báo, linh cẩu, cá sấu...


Linh dương đầu bò sống thành đàn lớn để tránh bị bắt bởi các loài săn mồi. (Ảnh: Pixabay)

Do đó, linh dương đầu bò thường sống theo đàn lớn, trong nhiều trường hợp chúng còn ghép với đàn ngựa vằn để tạo ra một cộng đồng lớn mạnh. Chúng làm vậy để giảm nguy cơ bị săn bắt bởi các loài động vật ăn thịt. Mục đích chính của chiến lược phân nhóm giữa chúng với nhau chủ yếu để giảm tầm nhìn ở những khu vực rộng rãi đối với thú săn mồi. Sự hiện diện của hàng nghìn con linh dương đầu bò sẽ làm giảm sự săn mồi của sư tử đối với con non của chúng cũng như của ngựa vằn, dẫn đến khả năng sống sót của con non nhiều hơn.

Cập nhật: 30/12/2022 Tổ Quốc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video