Điều gì khiến Stephen Hawking từ sinh viên lười trở thành bộ óc vĩ đại của nhân loại?

Stephen Hawking, bộ óc lỗi lạc của thế kỷ, người truyền cảm hứng cho ngành thiên văn học hiện đại và nghị lực sống truyền cảm hứng cho hàng triệu người toàn cầu, vừa qua đời ở tuổi 76.

Ông sinh ra vào ngày 8/1/1942, trùng kỷ niệm 300 năm ngày mất của nhà Vật lý, Thiên văn, Toán học Galieo Galile. Cha ông, Frank Hawking, từng giữ chức trưởng bộ môn Ký sinh trùng tại Viện Nghiên cứu Y học quốc gia.

Như bao người cha khác, ông Frank hướng Stephen theo con đường y sinh học. Tuy nhiên, ngay từ nhỏ Stephen Hawking đã bộc lộ niềm đam mê mãnh liệt với khoa học và vũ trụ.

Nhưng trong những ngày đầu tới trường, Stephen không mấy nổi trội. Ông thậm chí còn không thể đọc, viết thành thạo.

"Chị gái tôi, Philippa biết đọc lúc mới 4 tuổi còn tôi mãi tới 8 tuổi mới đọc trôi chảy. Chữ trong vở của tôi thì lộn xộn, những bài tập của tôi luôn khiến giáo viên thất vọng. Tôi chưa bao giờ xếp hạng trong nửa trên của lớp thế nhưng bạn học thường gọi tôi là "Einstein"", Stephen nói.


Stephen Hawking cũng thừa nhận rằng ông từng là một sinh viên lười.

Stephen Hawking cũng thừa nhận rằng ông từng là một sinh viên lười, thời gian theo học tại Oxford ông chưa bao giờ dành ra 1 tiếng mỗi ngày cho việc học. "Tôi không tự hào về quãng thời gian ấy. Lúc đó tôi cảm thấy chán nản và không thấy có gì đáng để nỗ lực, cố gắng", ông chia sẻ.

Cuộc đời của Stephen Hawking rẽ sang một hướng hoàn toàn khác vào năm 21 tuổi khi ông bị chẩn đoán mắc bệnh xơ cứng teo cơ (ALS). Căn bệnh này khiến cơ thể bệnh nhân dần dần đông cứng cho tới khi bị liệt hoàn toàn. Họ mất dần khả năng vận động, không thể nhai đồ ăn và gặp khó khăn trong việc hít thở. Các bác sĩ dự đoán rằng Stephen Hawking không sống được quá hai năm.

Căn bệnh quái ác khiến Stephen Hawking liệt toàn thân, chỉ còn một ngón tay cử động được, nhưng không thể làm bộ não ông tê liệt. Chính mối quan hệ với Jane Wilde, bạn gái của em gái ông và sau này trở thành vợ của ông, đã giúp Stephen Hawking có thêm nghị lực sống. "Khi phải đối mặt với khả năng chết sớm, tôi nhận ra rằng cuộc sống này rất đáng sống và có rất nhiều điều tôi muốn làm", Hawking nói.

Hawking không suy sụp vì bệnh tật mà thậm chí còn tìm thấy mục đích sống của mình. "Bạn cần phải đủ chín chắn để nhận thức được rằng cuộc sống không công bằng. Hãy làm những gì tốt nhất trong điều kiện của mình. Bởi vậy, tôi đã bắt đầu đi làm lần đầu tiên trong đời. Ngạc nhiên thay, tôi nhận ra rằng mình thích được làm việc".

Khi ông quay trở lại với các nghiên cứu căn bệnh bỗng dưng tiến triển chậm hơn so với dự đoán của bác sĩ. Lời chẩn đoán ban đầu về thời gian sống của Hawking đã bị loại bỏ.

Hawking cho rằng công việc nghiên cứu đã tặng cho ông nhiều thời gian sống hơn, điều mà người khác không làm được. "Tôi có một công việc và được chăm sóc đặc biệt. Điều đó đóng vai trò vô cùng quan trọng. Làm việc trong ngành Vật lý lý thuyết là một may mắn của tôi, bởi đây là một trong số ít lĩnh vực mà sự tàn tật không phải một khuyết điểm quá quan trọng", Stephen Hawking chia sẻ với tờ New York Times năm 2011.

Và nay sau nhiều năm cống hiến cho khoa học trong khi chống chọi với bệnh tật, thiên tài Stephen Hawking đã qua đời ở tuổi 76. Vĩnh biệt Stephen Hawking, những thành tựu mà ông đạt được sẽ tồn tại mãi cùng vũ trụ, nghị lực sống của ông sẽ là tấm gương cho mọi người trong chúng ta noi theo.

Cập nhật: 14/03/2018 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video