Điều gì xảy ra khi bạn uống trà quá nhiều?

Lo lắng, suy thận, táo bón, làm rối loạn giấc ngủ, gây hại tim mạch, ung thư là những vấn đề sức khỏe xảy ra khi bạn uống trà quá nhiều.

Trà là thức uống phổ biến được nhiều người yêu thích trên toàn thế giới. Tuy nhiên, giống như bất cứ những đồ uống, thực phẩm khác, tiêu thụ trà quá nhiều cũng gây ra nhiều tác dụng phụ khó chịu đối với sức khỏe.

Theo Webmd, uống trà xanh với lượng vừa phải có thể an toàn cho hầu hết mọi người. Chiết xuất trà xanh có thể an toàn khi dùng trong thời gian tối đa 2 năm hoặc khi dùng làm nước súc miệng trong thời gian ngắn.

Uống hơn 8 tách trà xanh mỗi ngày có thể không an toàn. Uống một lượng lớn có thể gây ra tác dụng phụ do hàm lượng caffeine.

TS. Lương Y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam, cho biết, trà xanh được coi là một trong những đồ uống an toàn và lành mạnh nhất để tiêu thụ. Tuy nhiên, vẫn có một số điều cần lưu ý khi uống trà xanh.

Có một số tác dụng phụ, mặc dù nhiều trong số đó rất hiếm. Hầu hết các tác dụng phụ này ảnh hưởng đến những người nhạy cảm với caffeine hoặc tannin.

Gây lo lắng

Hàm lượng caffeine trong trà có tác dụng tốt với một số người, nhưng lại ảnh hưởng đến nhiều người khác. Uống quá nhiều trà có thể dẫn đến bồn chồn, lo lắng, tăng nhịp tim và gây khó ngủ.

Gây nghiện

Nếu phụ thuộc vào trà hoặc cà phê trong thời gian dài, bạn sẽ khó khăn khi muốn hạn chế các loại đồ uống này và gặp phải những triệu chứng như nhức đầu, mệt mỏi, khó tập trung.

Xương nhiễm độc flour

Đây là một trong những vấn đề sức khỏe nguy hiểm nhất của việc uống trà quá nhiều. Trà có hàm lượng florua cao khiến xương nhiễm độc flour, dẫn đến đau nhức.


Trà tốt cho sức khỏe, nhưng uống quá nhiều lại gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. (Ảnh: Boldsky).

Ung thư tuyến tiền liệt

Đây là tác dụng phụ tồi tệ nhất của việc uống trà quá nhiều. Những người uống nhiều trà trong một ngày tăng 50% nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt.

Suy thận

Đây là tác dụng phụ hiếm gặp khi bạn uống nhiều trà, kể cả trà đá, tuy nhiên, trường hợp này vẫn có thể xảy ra. Gần đây, một người Mỹ 56 tuổi bị suy thận có liên quan đến việc tiêu thụ lượng trà quá cao.

Táo bón

Nhiều người tin rằng uống trà buổi sáng giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, nhưng sử dụng quá nhiều có thể gây tác hại. Một hóa chất trong trà gọi là theophylline có thể gây ra hiệu ứng khử nước trong ruột, dẫn đến táo bón.

Gây hại dạ dày

Caffeine trong trà đen có thể khiến dạ dày sản xuất các chất có tính axit. Do vậy, những người đang gặp phải các vấn đề về dạ dày như viêm loét dạ dày không nên uống trà đen.

Các vấn đề về tim mạch

Những người có bệnh tim hoặc đang hồi phục từ các rối loạn tim mạch nên tránh trà đen. Caffeine trong trà không tốt cho hệ thống tim mạch, làm trầm trọng thêm các vấn đề của cơ quan này nếu tiêu thụ nhiều.

Gây sảy thai

Caffeine trong trà có thể gây hại cho thai nhi, đe dọa sảy thai. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên tránh uống trà hoặc cà phê.

Lợi tiểu và gây rối loạn giấc ngủ

Caffeine trong trà như thuốc lợi tiểu nhẹ, nhưng gây hại nếu dùng quá mức (khoảng 300mg caffein tương đương với 6 cốc trà). Nó có thể gây gián đoạn giấc ngủ và mệt mỏi.

Các nghiên cứu lâm sàng ở người chứng minh rằng liều duy nhất lên tới 1,6g chiết xuất trà xanh được dung nạp tốt. Liều dung nạp tối đa ở người được báo cáo là 9,9g mỗi ngày, một liều tương đương với 24 tách trà xanh.

Dù vậy, theo ông, mỗi người chỉ nên uống khoảng 4-5 tách trà xanh mỗi ngày và cần có chỉ định của bác sĩ khi sử dụng chiết xuất hoặc các sản phẩm có chứa chiết xuất trà xanh.

Cập nhật: 18/10/2023 Theo Zing/Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video