Điều gì xảy ra ở phần cổ họng của 1 người khi đang beatbox?

Các nhà khoa học đã ghi lại được khoảnh khắc thú vị ở 1 người beatbox - "đánh trống miệng" khi họ đang biểu diễn.

Beatbox là một loại hình nghệ thuật mà trong đó người biểu diễn (beatboxer) dùng những âm thanh phát ra từ miệng và giọng của mình để tạo nên các nhịp trống, các giai điệu, hay sự mô phỏng các loại hình âm thanh...

Nhưng điều gì xảy ra bên trong cổ họng của beatboxer khi họ biểu diễn nhỉ?

Đoạn video của bác sĩ người Úc Tom Thum và nghiên cứu của tiến sĩ Matthew Broadhurst tại Trung tâm nghiên cứu giọng nói Queensland sẽ đem đến cho bạn câu trả lời.

Cụ thể, tiến sĩ Matthew Broadhurst đã sử dụng 1 máy soi họng thường và đưa 1 máy nội soi siêu nhỏ linh hoạt 5mm vào mũi, luồn xuống phía họng của Thum để xem phần này thực sự hoạt động ra sao khi họ đang trình diễn beatbox.


Hình ảnh ghi lại bằng máy soi họng thông thường khi bạn chỉ phát âm ngắn "a a ..".

Điều này sẽ giúp chúng ta xem chính xác phần thanh quản, cơ miệng và phần dưới của lưỡi chuyển động ra sao, từ đó cũng biết được độ rung của các dây thanh quản.


Và sự khác biệt ở phần họng khi bạn biểu diễn beatbox.

Khi beatboxer tạo các âm thanh khác nhau, các dây thanh quản hoạt động mạnh, phần nào gây rối loạn nhịp tim, tạo ra các cơn co mạnh - và tất cả đều "đắm chìm" trong 1 lớp nước bọt.

Theo các chuyên gia, phần vòm miệng, cụ thể lưỡi là phần chịu trách nhiệm lớn về âm thanh của beatboxer.


Phần vòm miệng, cụ thể lưỡi là phần chịu trách nhiệm lớn về âm thanh của beatboxer.

Tiến sĩ Broadhurst: "Âm thanh mà bạn nghe được tạo ra từ rất nhiều lớp âm thanh, đó dường như là sự chuyển động của ngôn ngữ. Lớp âm thanh nó đều đều, nó được nâng lên rồi lại xuống thấp... tạo ra 1 chuỗi âm thanh khác nhau, rất vần điệu".

Khi bạn hạ giọng xuống thấp, hệ thống thanh quản hoặc khép lại hoặc kéo thẳng lên phía sau mũi. Tất cả các mô đều rung động, hoà vào nhau để tạo ra âm thanh.

Thum chia sẻ: "Tôi muốn tìm hiểu xem thanh quản của tôi hoạt động thế nào khi chơi beatbox, nó có gây hại gì cho thanh quản tôi không. Và tất cả tiếng ồn mà tôi tạo ra thực sự "trông" như thế, có phần hơi sợ nhưng nó khiến tôi thích thú".

Cập nhật: 30/05/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video