Đo được lực đạp của thai nhi trong bụng mẹ

Theo các kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of the Royal Society Interface, khoảng sau tuần thứ 18 của thai kỳ, phụ nữ mang thai bắt đầu cảm thấy những cử động của đứa con trong bụng.


Để nghiên cứu, các bác sĩ Anh đã lập mô hình trên máy tính dựa trên các dữ liệu chụp cộng hưởng từ - (Ảnh: Science magazine).

Ban đầu, những cử động đó không mạnh, nhưng dần dần mạnh lên có khả năng giúp người mẹ cảm nhận khá rõ rệt các cử động của bàn tay và bàn chân. Một nhóm bác sĩ ở London, Anh, đã xác định được lực gần đúng của những cử động đó.

Để làm được điều này, các mô hình máy tính được họ thiết lập dựa trên cơ sở dữ liệu chụp cộng hưởng từ. Những dữ liệu được thu thập qua các lần tiến hành chụp từ tuần thai 20 đến 35. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng thai nhi đạp mạnh tối đa có thể từ 20 đến 30 tuần, còn sau đó lực giảm mạnh, vì thai nhi đã khá lớn và không có không gian trống để cử động mạnh. Tối đa, lực đạp của thai nhi có thể đạt tới 45 Newton (viết tắt là N), tương đương với trọng lượng cơ thể là trên 4kg.

Các tác giả của nghiên cứu chỉ ra rằng cử động mạnh của thai nhi là điều cần thiết cho việc hình thành chính xác các khớp cũng như quan trọng cho sự phát triển của cơ và xương của trẻ.

Cập nhật: 29/01/2018 Theo motthegioi
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video