Độc đáo chế tạo vệ tinh viễn thám bằng vỏ lon nước ngọt

Suraj Kumar Jana, một kỹ sư công nghệ trẻ 22 tuổi từ Bengaluru (Ấn Độ) đã sáng lập Opencube LabsBased - một tổ chức sử dụng lon nước giải khát để chế tạo các vệ tinh mini.

Cậu đã sử dụng vỏ lon Coca, nước tăng lực, và lon bia để làm vệ tinh nhỏ có thể được sử dụng như là một cơ sở dữ liệu mã nguồn mở để khảo sát một số chỉ số của thành phố phía Nam Ấn Độ.


Vỏ lon nước ngọt cũng có thể dùng để chế tạo vệ tinh.

Với việc sử dụng các tiểu vệ tinh này, Jana có thể lập bản đồ về mức độ ô nhiễm và nhiệt độ của thành phố và từ đó phục vụ cho quá trình ra chính sách của chính quyền.

Chương trình này được gọi là "Chương trình CanSat" gồm một khí cầu kéo theo tiểu vệ tinh với các thiết bị phần cứng mở (Arduino, RaspberryPi) lắp ráp bên trong một lon soda 350ml.

Tiểu vệ tinh đã được đưa lên không trung từ căn cứ không quân Yelahanka của Ấn Độ. Với sự trợ giúp của dù, tiểu vệ tinh sẽ truyền dữ liệu về trạm mặt đất.

Các dữ liệu thu thập được từ tiểu vệ tinh nhỏ này bao gồm nhiệt độ và mức độ ô nhiễm, chất lượng không khí và nước, sự xâm nhập của tia cực tím và mức độ tắc nghẽn giao thông trong thành phố.

Cập nhật: 13/07/2017 Theo Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video