Độc nhất vô nhị: Cá trê rồng sặc sỡ không phải là trò đùa "rửng mỡ"

Nhìn hình ảnh con cá trê độc nhất vô nhị bởi có những cái vây dài sặc sỡ lan truyền trên mạng xã hội, nhiều người cho là 1 trò đùa photoshop kiểu "rửng mỡ", nhưng đó lại là chuyện có thật ở Tuyên Quang...

Vừa qua, anh Nguyễn Văn Tiến đi chợ Tuyên Quang. Vừa tới đầu chợ, anh thấy nhiều người túm tụm bàn cãi về một con cá trê lạ tại khu bán cá.

Một con cá trê vừa tuột khỏi bịch nylon và đang giãy giụa trên sàn chợ, có bộ râu 8 cọng (2 râu lớn, 6 râu nhỏ), đầu, mình giống như những con cá trê bình thường nhưng bộ vây đuôi dài đến 3 - 4 lần bình thường. Thân cá có màu đen nhạt, bộ vây đuôi của cá có màu hồng, bắt đầu từ phần gắn với thân mình, đậm dần, lan về cuối. Đường riềm vây đuôi mềm mại và nhiều nếp gấp, rất đẹp.


Con cá trê đặc biệt.

Theo người dân, con cá trê này là độc nhất vô nhị, chưa ai trong tỉnh này nhìn thấy một con cá trê nào đẹp như vậy. Con cá này do một người dân thả lưới dưới suối vào lúc sáng sớm. Ngay sau khi vướng lưới, cá may mắn được vớt lên liền nên nó khỏe mạnh và không có dấu tích bị thương. Con cá này ước nặng trên dưới 1 kg, không được đặt lên bàn cân, nó được định giá như một món hàng đặc biệt.

Anh Tiến rất muốn mua con cá trê lạ nhưng trước đó nó đã được một người chơi cá cảnh trả cho người chủ con cá quý số tiền gấp hàng chục lần loại cá trê vàng ngon nhất tại chợ này. Ông ta nói mua “cá trê rồng” về để thả vào hòn non bộ để nhiều người được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó.

Trước đó không lâu, vào ngày 18/7/2017, tại xã Mai Phụ (Lộc Hà, Hà Tĩnh) anh Lê Văn Ái câu được con cá trê màu hồng phấn tại mương nước công cộng. Con cá trê anh Ái bắt được dài 65 cm, nặng 1,8 kg. Mọi đặc điểm về hình dáng, hình thù từ râu, đầu, mình, vây đuôi giống như các loại cá trê thông thường, duy nhất một điểm khác lạ là con cá này có màu hồng phấn 100%. Nó cũng được dư luận liệt vào những cá thể bị đột biến cấu trúc gen.

Theo các chuyên gia thủy sản, con cá trê nói trên nhiều khả năng bị đột biến cấu trúc gene trong quá trình sinh trưởng, khó nói là con lai và không phải là sinh vật lạ ngoại lai (du nhập từ nước ngoài). TS. Võ Châu Tuấn, trưởng khoa sinh và môi trường, Đại học sư phạm Đà Nẵng cho rằng, những con cá trê có màu sắc hoặc tình trạng cơ thể thay đổi có thể là do đột biến gene để thích nghi với môi trường sống tự nhiên.

Cập nhật: 12/02/2018 Theo Dân Việt/KHPT
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video