'Đối phó' với chứng đau cơ

Theo thống kê, 90% người bị đau cứng cơ - một bệnh rối loạn bí hiểm và có khả năng gây suy nhược. Bệnh thường gặp ở phụ nữ tuổi từ 20 đến 55. Những người bị đau cơ thường thấy toàn thân nhức mỏi, không xác định được điểm đau và kèm theo là sự mệt mỏi quá mức.

Nhận dạng chứng đau cơ

Tập thể dục cải thiện sự rắn chắc của cơ bắp (Ảnh: proactivate)

Thông thường, những phụ nữ bị bệnh đau cơ sẽ gặp một số vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như hội chứng mẫn cảm đường ruột, đau hoặc yếu hàm, mất ngủ, mệt lả, hội chứng tiền kinh nguyệt, cảm thấy sốt hoặc ớn lạnh mà nhiệt độ cơ thể không tăng và thậm chí đau ngực. Vì đau cơ giống với rất nhiều chứng rối loạn khác nên việc chẩn đoán chính xác bệnh là rất khó.

Gần đây, Hội Thấp khớp Hoa Kỳ đưa ra một phương pháp có thể phân biệt giữa trường hợp đau cơ thực sự và đau cơ do các bệnh khác. Theo đó, ở trường hợp bị đau cơ thực sự, bệnh nhân phải đau khắp trên ít nhất 11 trong 18 điểm mềm tiêu chuẩn. Những điểm này nằm ở hông, mắt cá chân, đầu gối, ngực trên, hàm, cổ, lưng trên và lưng dưới, khuỷu và cổ tay.

Mặc dù đã xác định được các điểm đau và bệnh nhân thấy đau ghê gớm nhưng điều kỳ lạ là các thử nghiệm y tế không phát hiện được nguyên nhân thực thể gây đau. Vậy là các thầy thuốc lại phải tiến hành thêm một loạt xét nghiệm khác để loại trừ các bệnh cũng gây đau như viêm khớp, các bệnh liên quan đến mô hoặc thậm chí tuyến giáp bị thiểu năng (có thể gây mệt lả...) sau đó mới xét đến chẩn đoán đau cơ.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng đau cơ là do một bệnh nhiễm trùng do virut chưa được phát hiện gây ra. Tuy vậy, qua kiểm nghiệm thực tế, một số nghiên cứu khám phá ra rằng ở những người bị bệnh đau cơ, hệ thống miễn dịch của họ có những thành phần nhất định hoạt động bất thường, và có những dấu hiệu về sự thay đổi của chức năng miễn dịch, chứng tỏ hệ thống miễn dịch đang tiến hành một cuộc chiến đấu ở mức độ thấp chống lại một tác nhân gây viêm nhiễm. Vì vậy, củng cố hệ thống miễn dịch là một nhân tố làm giảm các triệu chứng.

Theo các nhà nghiên cứu, đau cơ cũng có thể là kết quả của sự rối loạn giấc ngủ. Nghiên cứu bằng cách chụp não cho thấy những bệnh nhân ngủ không ngon giấc tỏ ra có nhiều triệu chứng của bệnh đau cơ. Nghiên cứu cũng cho thấy, phụ nữ bị bệnh đau cơ có các hóa chất trọng yếu giúp hồi phục cơ bắp mức thấp hơn bình thường.

Vì bệnh nhân trầm cảm cũng có vấn đề về miễn dịch tương tự những người bị đau cơ, nên rất có thể có mối quan hệ giữa trầm cảm, hệ thống miễn dịch và sự rối loạn khó hiểu này. Thật không may, cho đến nay vẫn chưa có một cách chữa hiệu quả nào cho bệnh này, vì thế giải pháp đối với hầu hết các bệnh nhân thường là tìm cách chế ngự các triệu chứng của bệnh.

Việc cần làm khi bị đau cơ

Tập thể dục tuyệt đối quan trọng đối với những người bị các triệu chứng của bệnh đau cơ. Tập thể dục sẽ giúp tăng cường khả năng của hệ tim mạch và cải thiện sự rắn chắc của cơ bắp. Bạn nên tập những môn thể dục ít va chạm như bơi, đi xe đạp, vươn người, đi bộ và thể dục nhịp điệu. Có thể bạn sẽ đau hơn trong vài tuần đầu khi tập, nhưng khi cơ bắp đã quen, cơn đau sẽ dịu.

Những người bị bệnh đau cơ phải đặc biệt chú ý kiểm soát stress, vì các cơn đau sẽ dày hơn, mức độ tăng hơn khi bị khủng hoảng tinh thần. Bệnh thường khởi phát trong thời kỳ bị stress lớn như ly hôn, thay đổi việc làm, di chuyển nhà hoặc mất người thân trong gia đình. Kiểm soát stress đóng vai trò then chốt trong việc phục hồi sức khỏe đối với bệnh nhân đau cơ. Ngoài ra, Yoga, bấm huyệt và các liệu pháp giảm stress khác có thể có ích, vì giúp bạn thư giãn tinh thần và cơ bắp.

Hãy đi khám bệnh tổng quát để xem có bị bệnh nào khác nữa không.

Nên dùng một số thuốc chống viêm giảm đau theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Ngoài ra, bạn có thể dùng các loại kem bôi chiết xuất từ dược thảo như dầu hoa anh thảo chẳng hạn. Loại thảo dược này thường được dùng để chữa bệnh viêm đa khớp dạng thấp hoặc viêm tấy mô mềm của khớp. Nó có thể làm dịu một số chỗ đau của khớp đi kèm với chứng đau cơ.

Theo Sức khỏe & đời sống, Tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video