Đôla cát, thoạt nghe tên giống như loại phương thức mua bán từ xa xưa nhưng thực tế đó là tên gọi của một loài sinh vật biển với nhiều sự thật thú vị.
Đôla cát là gì?
Đôla cát là thuật ngữ để chỉ sinh vật cùng loài với nhím biển, hình dáng tròn trịa giống đồng xu. Khi nói về nhím biển, người ta thường nghĩ đến loài sinh vật đáng sợ, gai góc, sống dưới đáy biển nhưng ít ai biết nhím biển có nhiều hình dạng và kích cỡ. Đây vốn là những con vật rất nhiều lông, bò trườn ăn những giáp xác, rong tảo nhỏ dưới đáy vực, mỗi “đồng đô la” luôn ẩn náu dưới cát.
Hình ảnh Đôla cát khi khô cứng.
Đôla cát là một phân loài của nhím biển có tên khoa học là Clypeasteroida. Sinh vật có hình tròn, cực kỳ phẳng, có liên quan chặt chẽ với dưa chuột biển và sao biển. Ngoại hình bất thường của chúng giúp mỗi khi nó dạt vào bờ đếu thu hút mê hoặc con người trong nhiều thế kỷ.
Ngoài cái tên hấp dẫn, Đôla cát cũng có thể được gọi là bánh quy cát. Cái tên Đôla cát khá dễ nhớ xuất phát từ nhiều thế kỷ trước, khi các nhà thám hiểm đầu tiên tìm thấy những "viên đá" khác thường trên bãi biển. Chúng tròn trịa, giống đồng xu. Thậm chí có người cho rằng đó là một dạng tiền tệ mà sinh vật dưới nước sử dụng, một trong số những người đó có thể là nàng tiên cá sống ở thành phố Atlantis.
Chúng có đường kính thân to từ 8 - 10 cm, cũng có thể nhỏ hơn tùy loại. Đằng sau lớp thịt và da lông tua tủa của chúng là một bộ xương rất rắn, tròn dẹt như cái mai rùa.
Đôla cát nhiều màu sắc sống thành nhóm hàng trăm con dưới biển cả.
Đôla cát có lớp vỏ cứng bên ngoài, bao phủ lên nhiều lớp sợi lông mịn. Cấu trúc phức tạp này giúp Đôla cát có thể dễ dàng di chuyển qua môi trường dưới đáy biển để tìm kiếm thức ăn.
Đôla cát có xu hướng đào hang sống ngay bên dưới hoặc trên các khu vực cát, bùn. Để biết chính xác tuổi thọ của Đôla cát, bạn có thể nhìn vào các vòng ở dưới đáy vỏ, tương tự cách đo tuổi cây. Trung bình, tuổi thọ của Đôla cát từ 7-10 năm.
Hoa văn trên vỏ Đôla cát tạo thành hình bông hoa 5 cánh cân xứng. Đó là vị trí của lỗ chân lông trên vỏ, cho phép trao đổi khí cần cho sự sống.
Tuy nhiên, khi Đôla cát chết đi, chúng không thể giữ mình ở vị trí đó mà dễ dàng bị thủy triều đưa dạt vào bờ.
Thường thấy nhất là những cá thể màu xanh nước biển, lam ngọc, song đôi khi còn gặp sắc hồng, nâu, vàng, tím, lá cây, trắng, xám… và chúng đều bóng mượt, êm như nhung.
Ánh sáng mặt trời sẽ tẩy lớp vỏ của Đôla cát cho đến khi nó gần như chỉ còn màu trắng.
Khi vỏ khô nó giống hình dạng một con sao biển trên đỉnh của tảng đá trắng tinh. Vẻ ngoài đẹp mắt, vỏ Đôla cát sẽ là món quà thú vị cho người thân mỗi khi bạn đi biển.
Sự thật thú vị về Đôla cát
Đôla cát nổi tiếng là những kẻ ăn chậm.
Mặc dù bạn có thể tìm thấy trên bờ biển những con Đôla cát khá giống nhau nhưng thực tế có hàng chục loại Đôla cát khác nhau trên toàn thế giới. Dù vậy, chúng có hầu hết những điểm chung thú vị.
Do cơ thể quá nhẹ, Đôla cát thường chật vật tìm cách bám trụ chống lại dòng nước mạnh. Cũng vì quá nhẹ, chúng thường nỗ lực bám trụ với nhau tạo thành một nhóm Đôla cát lên tới hàng trăm con và cả nhóm sẽ cùng di chuyển để tìm kiếm mảnh đất màu mỡ nhiều thức ăn.
Đôla cát nổi tiếng là những kẻ ăn chậm. Chúng thường phải mất hơn 2 ngày để có thể tiêu thụ hoàn toàn thức ăn.
Đôla cát có khả năng quan hệ tình dục giống như hầu hết các sinh vật. Đôla cát thả trứng và tinh trùng vào nước trong cùng một khu vực và để quá trình thụ tinh xảy ra ngẫu nhiên.
Dưới ánh nắng và là thức ăn của nhiều loài chim hải âu, chúng dần dần chỉ còn bộ xương kỳ lạ và hấp dẫn vô số du khách. Đến nay, các địa phương có vùng biển vẫn dùng đồng đô la trên cát này để thu hút du lịch. Dân gian thường chế tác chúng làm khuyên tai, vòng tay, vòng cổ và tô màu, vẽ họa tiết lên mai các con vật để tạo ra những bông hoa kỳ diệu, rực rỡ.
Khi đi tắm biển, nhất là tại vùng Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Caribea, muốn tìm được “đồng đô la” trên cát, bạn hãy men theo các bờ biển vào lúc thủy triều xuống và để ý tới những thứ sáng bóng, có màu trắng tựa ngà có thể lấp lánh dưới nắng.
Nếu may mắn, bạn sẽ tìm thấy cái tròn, xinh ghim trong cát như những vỏ sò song có giá trị hơn nhiều. Nó như san hô trắng mà bán được khá nhiều tiền, đúng như tên gọi: “Đồng đô la” trên cát.