Thời kỳ vĩ đại của người Hy Lạp, thời kỳ Mycenae, đột ngột biến mất vào khoảng 1.200 năm trước Công nguyên. Đây là thời điểm đánh dấu sự khởi đầu của một thời kỳ đen tối ở Hy Lạp cổ đại. Các nhà khoa học đang tìm cách chứng minh động đất là nguyên nhân sụp đổ thời kỳ Hy Lạp.
Sự biến mất của Mycenae là một bí ẩn ở Địa Trung Hải. Sự giải thích được nhiều người tin tưởng nhất cho sự biến mất này là các cuộc chiến tranh với kẻ thù xâm lược hay một cuộc nổi dậy của tầng lớp thấp hơn. Một số nhà khoa học lại cho rằng một trong những trận động đất thường xuyên của nước này có thể đã góp phần vào sự sụp đổ của nền văn hóa. Tại các di tích của Tiryns, một cung điện lớn, các nhà địa chất hy vọng sẽ tìm ra bằng chứng để xác nhận xem liệu một trận động đất có phải là thủ phạm.
Tiryns là một trong những thành phố lớn thời Mycenae. Trên đỉnh một ngọn đồi đá vôi, lãnh chúa của vùng đã xây dựng lên một lâu đài với những bức tường dày đặc và khổng lồ, bởi vì chỉ có “những thế lực siêu nhiên” mới có thể tạo ra các khối đá vôi lớn đến như thế. Các bức tường cao khoảng 10m và dày đến 8m, với khối nặng 13 tấn.
Phần còn sót lại của bức tường khổng lồ được xây dựng bởi
người Mycenae được tìm thấy tại Acropolis ở Athens, Hy Lạp.
Ông Klaus G. Hinzen, một nhà địa chất học tại Đại học Cologne ở Đức và là giám đốc dự án, đã trình bày kết quả sơ bộ nghiên cứu của nhóm hôm 19/4, tại cuộc họp thường niên của Hội địa chấn Mỹ ở Thành phố Salt Lake.
Hinzen và các đồng nghiệp của ông đã tạo ra một mô hình 3D của các lâu đài Tiryns dựa trên bản quét laser của các cấu trúc còn sót lại. Mục tiêu của họ là xác định xem sự sụp đổ của bức tường có thể bị gây ra bởi một trận động đất. Lớp quét địa vật lý của trầm tích và các lớp đá bên dưới bề mặt sẽ cung cấp thông tin cho các nghiên cứu kỹ thuật về cách mặt đất sẽ rung chuyển trong một cơn địa chấn.
Công việc này rất phức tạp, bởi vì nhiều khối đã được nhà khảo cổ học nghiệp dư Heinrich Schliemann năm 1884 di chuyển và sau đó phục hồi thế kỷ 20. Bằng cách kết nối các hình ảnh với nhau, nhóm nghiên cứu tìm thấy phần tường không có gì thay đổi. Họ cũng hy vọng sẽ sử dụng một kỹ thuật được gọi là hiện tượng phát quang niên hiệu trên và dưới các khối đất. Việc này có thể giúp xác định xem liệu các bức tường có lật đổ tất cả cùng một lúc như trong một trận động đất hay không?
"Đây thực sự là một thách thức vì đã có những dịch chuyển trước đó. Chúng tôi muốn có một cái nhìn thận trọng dựa vào các điều kiện ban đầu", ông Hinzen nói.
Một trở ngại khác: tìm kiếm các trận động đất chết người đã từng xảy ra. Không có hồ sơ bằng văn bản về sự suy thoái của thời kỳ Mycenae nào mô tả một trận động đất lớn, cũng không từng được lưu truyền trong văn hóa dân gian. Ông Hinzen cũng cho biết so với các khu vực khác của Hy Lạp, khu vực này có khá nhiều tâm chấn ở gần. "Không có bằng chứng cho một trận động đất vào lúc này, nhưng có thể sự hoạt động mạnh mẽ tại khu vực này đã hút nó vào", ông nói.
Người dân thời kỳ Mycenae đã ưu tiên đặt pháo đài chiến thắng trên đỉnh của một ngọn đồi có đá vôi và các trầm tích bao xung quanh. Điều này khiến cho nó có khả năng dễ dàng tập trung các rung chấn, thậm chí từ những trận động đất xa xôi. Các nhà nghiên cứu cũng có kế hoạch nghiên cứu các thành phố Mycenae cổ của Midea. Nhóm đã thực hiện công việc tương tự điều tra động đất cổ ở Thổ Nhĩ Kỳ, Đức và Rome.