Động đất đã kết liễu các nền văn minh cổ đại?

Những trận động đất kinh hoàng có thể là nguyên nhân làm sụp đổ nhiều nền văn minh trong lịch sử loài người, từ thành Tơroa cổ đại (thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) tới nền văn minh Maya ở Trung Mỹ. Giả thuyết này vừa được các nhà khoa học đưa ra hôm qua, tại cuộc họp của Hiệp hội Địa Vật lý Mỹ.

Ông Amos Nur, Giáo sư vật lý tại Đại học Stanford, cho biết: “Chúng tôi tin rằng các thảm họa tự nhiên, đặc biệt là động đất, đã đóng vai trò quan trọng trong sự mất tích bí ẩn của nhiều nền văn minh”.

Trước đó, các giả thuyết đều xoay quanh một nhóm cướp biển bí ẩn được gọi là “Sea People”. Hẳn là chúng đã càn quét qua vùng này, cướp bóc và triệt phá các thành phố lớn.

Nur lại phát triển một giả thuyết hoàn toàn khác. Khi nghiên cứu vùng phía đông Địa Trung Hải ở cuối thời kỳ đồ đồng, ông cho rằng một trận động đất lớn có thể là thủ phạm chính đằng sau sự biến mất của nhiều thành phố như Tơroa, Mycenae và Knossos. Các thành phố này đã bị quét khỏi bản đồ thế giới trong khoảng năm 1225 - 1175 trước Công nguyên.

Maya cũng chung số phận?

Dấu vết Harappan cổ

Các nhà khoa học khác của Hiệp hội Địa vật lý Mỹ đã đưa giả thuyết này đi xa hơn. Họ cho rằng những trận động đất lịch sử có thể triệt hạ các nền văn minh khác, từ Harappan của thung lũng sông Ấn (Ấn Độ), tới Maya ở Trung Mỹ .

Nền văn minh Harappan, sau 2000 năm thịnh vượng ở vùng sông Ấn, đã đột ngột biến mất vào khoảng năm 1900 trước Công nguyên. Người đời gán cho sự mất tích bí ẩn này vô số nguyên nhân có thể, từ việc thay đổi phương thức buôn bán, tới những kẻ xâm lược người Aryan từ phía bắc.

Tuy nhiên, Nur và đồng nghiệp Prasad, khi xem xét lịch sử địa chấn, đã nhận thấy có những trận động đất thảm khốc đổ xuống vùng ven biển gần biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan. Theo giả thuyết của họ, một hoặc nhiều chấn động lớn có thể đã làm vỏ trái đất di chuyển, kéo theo việc chặn dòng chảy của một con sông lớn trong vùng. Nền sản xuất nông nghiệp bị phá hủy, các trận lụt nghiêm trọng xảy ra và cuối cùng vùi lấp các thành phố dưới bùn lầy.

Một tình huống tương tự cũng có thể đã xảy ra với nền văn minh Maya ở vùng Trung Mỹ: Hai thành phố Quirigua (Đông Guatemala ngày nay) và Benque Viejo, vốn là trung tâm văn hóa của người Maya trong thời kỳ đỉnh cao, đột ngột biến mất vào cuối thế kỷ thứ 9 sau Công nguyên. Theo lập luận của nhà địa vật lý Robert Kovach, có thể một trận động đất đã san phẳng cả hai thành phố.

Khó khăn ở đây là định vị chính xác những đứt gãy địa chất từng phá hủy các nền văn minh trong lịch sử. Thời gian đã làm lành vỏ trái đất và xóa nhòa nhiều chứng tích. Nhưng Nur tin rằng bằng các thiết bị đo địa chấn hiện đại, kết hợp với tài liệu lịch sử của loài người, cuối cùng, họ sẽ chứng minh được những gì mà động đất đã gây ra cho nhiều nền văn minh.

B.H. (theo Reuters)

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video