Đồng hồ sinh học

(Ảnh: TTO)

Ở động vật có xương sống bậc cao, người ta quan niệm đồng hồ sinh học gồm ba bộ phận là:

1. Võng mạc (lưới thần kinh ở mắt) nơi tiếp nhận nhịp điệu ngày đêm theo chu kỳ ánh sáng trong 24 giờ.

2. SCN (suprachiasmatic nucleus - nhân trên chéo - một cấu trúc thần kinh trong não) được coi là đồng hồ chủ, phát tín hiệu thời gian theo đường thần kinh mang tính chủ quan có điều chỉnh.

3. Tuyến tùng (pineal gland - gọi như thế vì tuyến này có nét giống trái tùng, trái thông) nằm giữa hai bán cầu não, sản xuất ra hormone là melatonin.

Có thể nói melatonin (M) là sản phẩm cuối cùng của đồng hồ sinh học. Nó được tổng hợp từ amino acid tryptophan. Trong cơ thể người, M được tổng hợp nhiều nhất vào ban đêm và giảm nhiều vào ban ngày. Tuyến tùng của trẻ em trước tuổi dậy thì sản xuất nhiều M. M ức chế sự phát triển tuyến sinh dục.

Vì thế những em bé ít ngủ hoặc ngủ trong điều kiện ánh sáng mạnh có thể dậy thì sớm và chậm lớn. Người ta dùng M để chữa hội chứng rối loạn nhịp ngày đêm, chữa bệnh do bay qua nhiều múi giờ (jet - lag) và dùng để cải thiện giấc ngủ cho người mù. Ở một số nước, M được bán rộng rãi và được coi là thứ thuốc kéo dài tuổi trẻ.

Thanh Đạt

Theo Tuổi trẻ Online
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video