Động vật càng thông minh càng thích chọc phá con người

Dường như có một cuộc "chạy đua vũ trang" giữa người và một số loài động vật. Chúng đang ngày ngày tìm cách vượt qua các cạm bẫy do con người đặt ra.

Quạ là một trong những loài thông minh nhất thế giới. Chuột cũng vậy, và gấu mèo Mỹ (chính là raccoon - giống trong Vệ binh dải ngân hà ấy) cũng thế.

Nhưng bạn có biết 3 loài vật này có điểm gì chung không? Không chỉ về trí tuệ, chúng đều là những tay... quậy phá giỏi bậc nhất. Chuột thì khỏi phải bàn rồi. Còn với gấu mèo và quạ, đã không ít lần người ta phải vò đầu bứt tai vì khả năng trộm cắp thượng thừa của chúng. Lơ là một chút là khổ ngay.


Không hiểu ông cướp hay trộm nữa.

Vấn đề là 2 yếu tố này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Theo một nghiên cứu mới đây trên tạp chí Animal Behavior, các chuyên gia đã thử xem trí tuệ có liên quan gì đến việc một số loài liên tục tìm cách đối đầu, chọc phá con người hay không.

Đáp án là có, dù điều này có phần khá nghịch lý vì chúng sẽ gặp nhiều rủi ro trong sinh tồn.

Đặc biệt, nghiên cứu còn chỉ ra rằng một số loài như chuột đang ngày càng thông minh hơn. Chúng đã thích nghi để tồn tại song song với loài người trong các thành phố, và thậm chí còn vượt qua được rất nhiều cạm bẫy do con người đặt ra.

"Với các loài có khả năng thích nghi giải quyết các vấn đề phát sinh, thì điều đó giống như một "cuộc chạy đua vũ trang" với con người. Một bên nghĩ ra các bẫy mới, bên kia thích nghi, vượt qua để tồn tại" - Lauren Stanton, tiến sĩ động vật học tại ĐH Wyoming (Mỹ) cho biết.


Ở nhiều nơi, khỉ trở thành... yêu quái, suốt ngày ăn trộm đồ của người.

Khi người Mỹ sáng chế ra các loại thùng rác ngăn động vật đào bới, thì dần dần lũ gấu mèo và vẹt kea (một loài vẹt tại Bắc Mỹ) cũng học được cách mở loại thùng rác ấy ra. Nhốt voi quanh hàng rào điện trong vườn thú, chúng tìm ra cách ngắt điện. Và ở một số nơi, khỉ trở thành những tay móc túi thượng thừa, chuột bới rác một cách đầy nghệ thuật, trong khi quạ sẵn sàng... trộm cả thẻ tín dụng của du khách.

Để thực hiện nghiên cứu, nhóm chuyên gia đã thử xét đến một số yếu tố về khả năng nhận thức - bao gồm khả năng học hỏi, ghi nhớ, phản xạ và giải quyết vấn đề. Sau đó, họ so sánh chúng với các hành vi quậy phá con người ở động vật, như săn gia súc, phá hoại tài sản, ăn trộm, thậm chí là tấn công con người.

Từ đây, các chuyên gia phân ra một số loại tính cách của động vật. Họ nhận ra rằng một số tính cách của động vật, cộng thêm xã hội đã "bành trướng" quá lớn khiến chúng tăng tỷ lệ chạm trán với con người. Đặc biệt, các loài vật càng thông minh thì càng dễ quậy phá chúng ta hơn.


Làm điếu nhỉ các anh em?

Lấy ví dụ ở loài quạ. Chúng có trí nhớ rất tuyệt vời, nên có thể biết đâu là nơi có đồ ăn - ví dụ như thời gian con người thu rác chẳng hạn. Tính cách bạo dạn thôi thúc chúng tìm đồ ăn ở những nơi đông dân cư. Và tập tính nhặt nhạnh khiến chúng dễ rơi vào tình huống đối chọi với con người - chẳng hạn như trộm đồ ăn của chúng ta chẳng hạn.

"Dân số con người tăng nhanh, nơi ở của chúng ta phải mở rộng hơn, và điều đó khiến tỷ lệ con người - động vật chạm mặt tăng cao" - Benson-Amram - tác giả nghiên cứu bổ sung.

Cập nhật: 22/06/2018 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video