Đột biến gen khiến người dễ mắc bệnh truyền nhiễm

Báo cáo của Đại học Oxford, Anh hôm 20/5 cho biết, trường này đã hợp tác với các cơ quan nghiên cứu của Singapore phát hiện một loại gen có tên gọi CISH gây ảnh hưởng quan trọng đối với hệ miễn dịch cơ thể người.

Sự đột biến của gen này sẽ làm cho con người dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như bệnh lao và sốt rét.

Một người có dễ mắc bệnh truyền nhiễm hay không chủ yếu liên quan đến các yếu tố môi trường của chính bản thân người đó như thể chất kém, thói quen vệ sinh không lành mạnh.

Tuy nhiên, yếu tố môi trường không phải là nguyên nhân duy nhất khiến mọi người dễ mắc bệnh truyền nhiễm. Nghiên cứu cho thấy, yếu tố di truyền cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng.

Báo cáo cho biết, các nhà khoa học đã phải mất 5 năm phân tích hơn 8.000 gen của các đối tượng đến từ Kenya, Việt Nam và Hongkong mới xác định được mối quan hệ mật thiết giữa gen CISH với rất nhiều bệnh truyền nhiễm.

Khi gen CISH đột biến sẽ khiến cho những người mang gen này dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm như bệnh lao, sốt rét.

Cuối cùng các nhà khoa học đã xác nhận được năm nhóm gen CISH khác nhau bị đột biến, trong đó có một nhóm gen đột biến (-292) khiến cho người mang gen CISH đột biến nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm gia tăng 18%.

Các nhà khoa học phát hiện, trong tế bào máu của người mang gen đột biến (-292), mức độ protein CISH thấp hơn nhiều so với những người không mang loại gen đột biến này.

Điều này cho thấy, gen CISH có ảnh hưởng di truyền rất lớn đối với phản ứng miễn dịch của cơ thể người. Protein CISH có tác dụng ức chế sự truyền tín hiệu giữa các tế bào hệ miễn dịch.

Theo các nhà khoa học, trước mắt họ chưa hiểu rõ tại sao sự hạ thấp mức độ gen CISH lại dễ dàng gây mắc các bệnh truyền nhiễm.

Tuy nhiên, một điều rõ ràng là gen CISH có vai trò then chốt trong hệ miễn dịch, điều này cần phải tiếp tục nghiên cứu.

Các nhà khoa học hy vọng phát hiện mới này có thể khuyến khích nhiều nghiên cứu lâm sàng để tìm ra phương pháp mới điều trị bệnh truyền nhiễm có hiệu quả hơn và điều chế vắcxin dự điều phòng căn bệnh này./.

Theo Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video