Đi bơi mùa hè dễ mắc bệnh truyền nhiễm

  •  
  • 649

Khi mùa hè đến gần, chúng ta có xu hướng tìm đến những bể bơi hoặc hồ bơi để làm dịu cơn nóng. Thế nhưng, các nhà khoa học khuyến cáo bạn nên cẩn trọng khi ngâm mình xuống nước.

Lý do các nhà khoa học khuyên chúng ta như vậy là vì, nước hồ bơi chứa vô cùng nhiều vi khuẩn và kí sinh trùng, mặc dù đã được khử bằng Clo.

Tiến sĩ Christopher OHL, giáo sư truyền nhiễm tại Trung tâm Wake Forest Baptist Medical đã chia sẻ rằng các ông bố bà mẹ nên cố gắng không được cho đứa trẻ của mình uống phải nước hồ bơi.

Và nếu đứa trẻ đang mắc bất kỳ loại bệnh gì về đường tiêu hóa thì nên để chúng khỏi hẳn rồi mới đưa đi, để tránh chúng sẽ làm ô nhiễm nước.

Đi bơi mùa hè dễ mắc bệnh truyền nhiễm
Nước bể bơi không hẳn đã sạch khi đã được khử trùng bằng Clo, nó có thể gây ra nhiều thứ bệnh cho người bơi.

Giải thích cho vấn đề này, nước hồ bơi công cộng là nơi mà vi trùng có hại như vi khuẩn E.Coli và các ký sinh trùng như Cryptosporidium và Giardia có xu hướng lây lan rộng khi không có đủ Clo để khử chúng trong hồ bơi, hoặc nồng độ pH của nước quá thấp.

Một số triệu chứng khi nhiễm ba loại vi khuẩn này, đó là tiêu chảy, đau bụng, giảm cân, buồn nôn, nôn mửa và mất nước.

Bên cạnh đó, một loại vi khuẩn khác là vi khuẩn trùng xoắn, gây ra bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng dễ dàng mắc phải khi tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu của người (hoặc động vật có vú) nhiễm bệnh.

Những triệu chứng của bệnh trùng xoắn là sốt, nhức đầu và đau nhức cơ bắp.

Mary Ostrowski, giám đốc của the Chlorine Issues (Các vấn đề về Clo) của Hội đồng thương mại Hóa học Hoa Kỳ cho biết: Nhiều người nghĩ rằng hồ bơi có mùi clo tức là nó sạch sẽ. Nhưng thực chất thứ mùi đó là mùi của chất Chloramines – sản phẩm kết hợp giữa clo và vi khuẩn, nước tiểu và mồ hôi”.

Bà Ostrowski khẳng định: “Một hồ bơi sạch sẽ hoàn toàn không có mùi gì cả”. Như vậy, không phải là nước bể bơi cứ có mùi Clo là nó hoàn toàn sạch sẽ và không có vi khuẩn, bụi bẩn. Đó là sự nhầm lẫn tai hại và nguy hiểm của tất cả chúng ta.

Theo Vietnamnet, Livescience
  • 649