Đột biến mới của virus ở Anh nguy hiểm tới mức nào?

Biến chủng mới của Sars-CoV-2 tại Anh có gì bất thường?

Thông tin về các biến chủng mới của virus corona tại Anh với mức lây nhiễm cao hơn bình thường đang khiến nhiều nước lo ngại.

Virus tiến hóa một cách tự nhiên khi lây nhiễm trong cộng đồng. Một vài loại virus có khả năng biến đổi cao hơn bình thường. Đây cũng là lý do mà một số nước cần tiêm phòng cúm mới mỗi năm.

Hiện tượng này đã được ghi nhận nhiều lần kể từ khi đại dịch Coid-19 bùng phát gần một năm trước tại Trung Quốc. Biến chủng mới nhất vừa được phát hiện ở Anh đang đặc biệt gây nhiều lo ngại. Các nhà khoa học chưa thể xác định khả năng biến chủng này tác động lên nỗ lực phổ biến vaccine hiện nay, theo AP.

Biến chủng mới tại Anh được phát hiện từ tháng 9 ở các vùng đông nam nước này và chủ yếu mới lây lan trong khu vực, theo thông báo của một quan chức Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với BBC. Các chuyên gia y tế Anh và Mỹ nhận định biến chủng mới của virus corona dễ lây nhiễm hơn trước đây, nhưng chưa tìm thấy bằng chứng về độc tính gia tăng.

Ngày 19/12, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã thông báo hàng loạt biện pháp hạn chế nghiêm ngặt cho người dân để đối phó biến chủng mới của virus corona.


Chính phủ Anh ngày 19/12 đã đưa ra nhiều biện pháp chống dịch nghiêm ngặt vì biến chủng mới của virus corona. (Ảnh: AFP).

Một số nước châu Âu đã bắt đầu cấm hoặc hạn chế chuyến bay đến từ Anh để giảm nguy cơ biến chủng mới lan rộng. Theo ông Patrick Vallance, trưởng cố vấn khoa học cho chính phủ Anh, biến chủng mới đang "lây lan nhanh và trở thành biến chủng chủ đạo", gây ra hơn 60% ca nhiễm ở London tính đến tháng 12. Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock cho biết tình hình cực kỳ nghiêm trọng khi biến chủng mới được phát hiện của virus corona ở nước này đang lây lan "vượt ngoài tầm kiểm soát".

Dưới đây là những gì các nhà khoa học đã biết về biến chủng SARS-CoV-2 mới cho đến nay.

Loại virus mới?

Không. Nó chỉ là một trong số nhiều biến thể đã phát sinh khi SARS-CoV-2 lan rộng khắp thế giới. Các biến chủng phát sinh khi virus nhân lên. Loại virus ở Anh được đặt tên là B.1.1.7, dựa trên bộ mã gene đặc thù của chúng.

Các quan chức y tế tại Anh cảnh báo biến thể B.1.1.7 của SARS-CoV-2 tại nước này khiến nó có khả năng lây truyền cao hơn tới 70%. Nó thu hút các nhà nghiên cứu vào tháng 12, khi bắt đầu xuất hiện thường xuyên hơn trong các mẫu dịch tễ ở miền nam nước Anh. Những mẫu này thực tế đã được thu thập từ bệnh nhân từ đầu tháng 9.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, biến thể của virus xuất hiện khi cấu trúc di truyền của nó thay đổi. Tất cả loại virus đều sẽ biến đổi theo thời gian và các biến thể mới là tình trạng phổ biến. Virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19 cũng không ngoại lệ.

Theo CNN, giống các biến thể hoặc chủng mới của SARS-CoV-2, B.1.1.7 mang dấu vết di truyền dễ theo dõi và nhanh chóng lây lan ra toàn cầu. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa cho kết luận nó có thể nguy hiểm hoặc dễ lây lan hơn hay không.

Dù vậy, nhóm tư vấn các mối đe dọa virus của chính phủ Anh cho biết họ nhận thấy "khả năng lây truyền tăng đáng kể so với các biến thể khác" của B.1.1.7. Do đó, giới chức lên tiếng cảnh báo để ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc.

Khi giới nghiên cứu xem xét kỹ bộ gene của nó, giới nghiên cứu bất ngờ bởi biến chủng có tới 23 đột biến khác nhau. Số lượng này theo như Chris Whitty, Giám đốc y tế của Anh, mô tả là "nhiều bất thường". Đây là biến chủng gây ra hơn 60% ca nhiễm mới ở London. Con số này tăng gần gấp đôi chỉ trong tuần trước. Các nhà khoa học nghi ngờ kết cấu với 23 đột biến bất thường có khả năng khiến virus lây lan nhanh hơn.

Biến chủng mới có khiến bệnh nhân Covid-19 nặng hơn?

Hiện tại chưa có bằng chứng chắc chắn về việc biến chủng mới tại Anh khiến người mắc bị bệnh nặng hơn hay không. Tuy nhiên, nhà khoa học cho rằng vẫn có lý do để chúng ta xem xét khả năng này một cách nghiêm túc.

Tại Nam Phi, các ca mắc Covid-19 có cùng một điểm đột biến với chủng B.1.1.7. Biến thể này lây lan nhanh chóng qua các khu vực ven biển của Nam Phi. Nó được tìm thấy trong gần 90% mẫu bệnh phẩm ở Nam Phi được giải trình tự gene kể từ giữa tháng 11. Trong nghiên cứu sơ bộ, các bác sĩ tại đây phát hiện những người bị nhiễm biến chủng này có tải lượng virus cao. Ở nhiều ca bệnh, triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Nguồn gốc của biến thể mới cũng là vấn đề gây tranh cãi gay gắt. Một số nhà nghiên cứu cho rằng có khả năng biến chủng này tiếp nhận hàng loạt các đột biến mới khi ở trong nhóm vật chủ đặc biệt. Sau đó, nó dần phát triển và hình thành nên biến chủng mới như hiện tại.

Giả thuyết này xuất phát từ việc những người có hệ miễn dịch kém lây nhiễm virus hàng tháng mà không có triệu chứng. Nghiên cứu trên những người bị suy giảm miễn dịch chỉ ra virus có thể đã tích lũy số lượng lớn các đột biến, khi nó nhân lên trong cơ thể của họ suốt thời gian dài.

Sau hơn một năm lây nhiễm cho nhân loại, giới nghiên cứu phát hiện chọn lọc tự nhiên có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus đột biến và lẩn tránh hệ thống miễn dịch.

Các nhà khoa học khác cho rằng virus SARS-CoV-2 xuất hiện biến chủng mới do cơ chế lây lan qua những quần thể động vật (như chồn) trước khi xâm nhập ngược trở lại cho con người. Những “ổ chứa” như vậy đã trở thành tâm điểm quan tâm của giới nghiên cứu vì ngày càng nhiều ca mắc Covid-19 trên động vật được phát hiện.

Biến chủng mới sẽ kháng vaccine Covid-19?

Hầu hết chuyên gia nghi ngờ biến chủng mới của SARS-CoV-2 tại Anh sẽ gây tác động tới công cuộc tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 trên toàn cầu.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đã ủy quyền cho hai loại vaccine Covid-19 của Moderna và Pfizer - BioNTech. Cả hai loại vaccine đều tạo khả năng miễn dịch với SARS-CoV.

Cơ chế của nó là "dạy" hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể với protein spike trên bề mặt virus. Protein tăng đột biến bám vào các tế bào, mở ra lối đi vào bên trong và dùng kháng thể ngăn chặn virus không thể xâm nhập.

Hiện tại, các chuyên gia vẫn nghi ngờ về việc biến chủng mới có thể "né được" vaccine. Để xác định điều này, các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu quân đội Walter Reed đang phân tích những thay đổi cấu trúc của protein đột biến trong chủng này.

Tiến sĩ Moncef Slaoui, cố vấn khoa học chính của Chiến dịch Warp Speed, khẳng định biến chủng mới được báo cáo tại Anh không có khả năng ảnh hưởng hiệu quả vaccine. Ông nói: "Tại một thời điểm, nơi nào đó, một biến thể của virus có thể làm vaccine mất tác dụng. Dù khả năng này rất thấp nhưng chúng ta vẫn cần tuyệt đối cảnh giác".

Tuy nhiên, trái ngược quan điểm của tiến sĩ Slaoui, nhà virus học Kristian Andersen, Viện Nghiên cứu Scripps, cho rằng còn quá sớm để chúng ta loại bỏ rủi ro của biến chủng B.1.1.7 với vaccine Covid-19.

Nếu biến thể SARS-CoV-2 tại Anh tiến hóa với khả năng loại bỏ hệ thống miễn dịch ở những người có chức năng này kém, chúng hoàn toàn dễ dàng tránh được tác dụng của vaccine. Khi đó, các vaccine sẽ không vô dụng nhưng kém hiệu quả hơn.

Theo ông Whitty, hiện tại, chưa ghi nhận bằng chứng cho thấy biến thể mới gây tử vong nhiều hơn. Nó cho thấy chủng này có thể không tăng về độc lực. Nhiều chuyên gia cho rằng với một số virus, việc tăng khả năng lây truyền có thể đi kèm giảm độc lực và tỷ lệ tử vong. Dù vậy, đến thời điểm này, vẫn còn quá sớm để chúng ta đưa ra bất kỳ kết luận nào.

Tại Anh, giới chức đang nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virus với các biện pháp quyết liệt.

Cập nhật: 28/01/2021 Theo Zing
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video