Dữ liệu san hô hóa thạch và ghi chép nhiệt độ từ những đo đạc nhân băng đã được sử dụng để đặt ra những giới hạn phù hợp hơn cho mức tăng mực nước biển trong tương lai, và để kiểm tra những dự đoán về mực nước biển.
Kết quả được công bố trên tạp chí Nature GeoScience và dự báo rằng mức nước biển tăng lên vào cuối thế kỷ này sẽ vào khoảng 7-82 cm – tùy theo hiện tượng ấm lên toàn cầu – con số này cũng tương tự những dự đoán của báo cáo IPCC năm 2007.
Đặt ra giới hạn cho mức tăng mực nước biển trong thế kỷ tới là một trong những thách thức lớn nhất đối với các nhà khoa học khí hậu. Sự không chắc chắn quanh những phương pháp khác nhau để đưa ra những dự đoán chính xác thường gây tranh cãi vì phản ứng của những tảng băng tại Greenland và Nam Cực đối với hiện tượng ấm lên toàn cầu vẫn chưa được hiểu rõ.
Tiến sĩ Mark Siddal thuộc Đại học Bristol, cùng với các đồng nghiệp từ Thụy Sĩ và Hoa Kỳ, đã sử dụng dữ liệu san hô hóa thạch và ghi chép nhiệt độ từ việc đo đạc nhân băng để tái xây dựng sự dao động của mực nước biển khi phản ứng với những thay đổi khí hậu trong 22.000 năm qua, một khoảng thời gian bao phủ sự chuyển đổi từ băng hà lạnh nhất đến thời kỳ gian băng ấm áp Holocene.
Qua việc xem xét sự phản ứng của mực nước biển đối với nhiệt độ từ thời kỳ băng hà gần đây nhất, Siddall và các đồng nghiệp dự đoán rằng mức tăng mực nước biển vào cuối thế kỷ này sẽ tương tự như những gì Báo cáo của Hội đồng liên chính phủ về thay đổi khí hậu (IPCC) đã đưa ra.
Mực nước biển sẽ ra sao? (Ảnh : rixane.com) |
Tiến sĩ Siddall cho biết: “Hai phương pháp hoàn toàn đọc lập đã đưa ra cùng một kết quả khiến tăng thêm độ tin cậy của nghiên cứu này. Thực tế rằng những kết quả này, dựa trên dữ liệu phong phú về san hô hóa thạch, rất gần với những gì IPCC ước lượng là một điều hết sức quan trọng”
“Thêm vào đó, thời gian cố định của phản ứng của mực nước biển là 2.900 năm, mô hình của chúng tôi chỉ ra rằng tác động của sự ấm lên của thế kỷ 21 này sẽ tiếp tục trong nhiều thế kỷ tới. Do đó, nó sẽ hình thành nên một phần rất quan trọng của sự thay đổi khí hậu trong tương lai”.
IPCC đã sử dụng những mô hình khí hậu phức tạp để thực hiện phân tích của họ, trong khi Siddall và các đồng nghiệp chỉ sử dụng những mô hình cơ bản và đơn giản.
Mô hình mới giải thích sự biến đổi quan sát thấy trong 22.000 năm qua, và với nhiệt độ ấm lên dự đoán tối thiểu (1,1 độ C) và tối đa (6,4 độ C) của mô hình IPCC, mô hình này đự đoán rằng mực nước biển sẽ tăng 7 đến 82 cm vào cuối thể kỷ này. Mô hình của IPCC dự đoán mức tăng nước biển hẹp hơn – từ 18 đến 76 cm.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng vì chúng ta sẽ sống trong trạng thái khí hậu xáo trộn trong ít nhất 200 năm vào cuối thế kỷ này, do đó những bài học về những thay đổi lâu dài trong quá khứ có thể là chìa khóa để hiểu rõ những thay đổi trong tương lai.
Tài trợ: Mark Siddall công nhận sự giúp đỡ từ Đài thiên văn Trái Đất Lamont Doherty, nơi một phần của nghiên cứu được thực hiện, và Đại học Bristol. Sự trợ giúp từ Quỹ khoa học quốc gia Thụy Sĩ và Đại học Bern (Thomas F. Stocker) và Quỹ khao học quốc gia Hoa Kỳ (Peter U. Clark) cũng được ghi nhận.
Tham khảo:
1. Mark Siddall, Thomas F. Stocker and Peter U. Clark. Constraints on future sea-level rise from past sea-level reconstructions. Nature Geoscience, DOI: 10.1038/NGEO587