Du hành không gian với khinh khí cầu

Công ty cung cấp Tầm nhìn thế giới (WV) có trụ sở chính tại Arizona (Mỹ) đã hoàn tất chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của một khinh khí cầu du lịch không gian.

>>> Khí cầu du lịch cận vũ trụ

Chiếc khinh khí cầu này sẽ đưa khách lên tầng bình lưu cách mặt đất 32km, ở độ cao này du khách có thể ngắm độ cong của bề mặt quả địa cầu. Mỗi chuyến bay khinh khí cầu chở được 6 hành khách. Để có thể vi vu trên chín tầng mây, mỗi du khách phải chi 75.000 USD, dự kiến chuyến bay thương mại đầu tiên sẽ bắt đầu từ năm 2016.


Ảnh: Gizmag

Năm ngoái hãng WV đã được Cơ quan Quản lý du hành không gian Mỹ (FAA) phê duyệt kế hoạch và năm 2014 này công ty bắt tay vào chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. Mặc dù chỉ thử nghiệm ở độ cao 32km, nhưng đã cung cấp cho hành khách một sự trải nghiệm tuyệt vời trên không gian với khinh khí cầu.

Khinh khí cầu là một quả bóng khổng lồ chứa 400.000 mét khối khí helium. Khoang chở hành khách đủ rộng để du khách có thể đi quanh và ngắm nhìn phía dưới. Để trở lại mặt đất thì khinh khí cầu sẽ được rút dần khí helium và cuối cùng là cắt khỏi khoang hành khách. Thiết bị có tên gọi parafoil sẽ giúp hạ cánh an toàn như cách bay cùng dù lượn.

Tạp chí Gizmag cho biết chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của hãng WV đã diễn ra suôn sẻ vào trung tuần tháng 6 năm nay tại vùng Roswell, New Mexico. Quả khinh khí cầu chỉ có kích cỡ 1/3 so với kích cỡ thật và tải trọng của hành khách là 204kg, chỉ bằng 1/10 tải trọng dự tính khi chính thức đi vào hoạt động. Tổng thời gian từ khi rời trái đất đến lúc quay về là 5 - 6 giờ.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video