Dùng ánh sáng để tiêu diệt côn trùng gây hại

Giáo sư Ping Jian ở Trường Đại học Kim Trạch (Nhật Bản) vừa công bố kết quả nghiên cứu về lĩnh vực phòng trừ côn trùng gây hại bằng phương pháp hội tụ ánh sáng (LED).

(Ảnh: Wageningen)
Các loài côn trùng nói chung đều có một đặc tính là thích ánh sáng. Cơ quan tiếp nhận ánh sáng chính ở côn trùng là mắt kép của chúng. Sau khi mắt kép tiếp nhận ánh sáng, cơ thể chúng sẽ sản sinh ra một dòng điện áp nhất định (ERG). Ánh sáng phát ra từ thiết bị LED sau khi đi qua một tấm lọc đã được chiếu vào mắt kép của côn trùng gây hại. Bước sóng của tấm lọc được dùng trong thí nghiệm là khoảng từ 400 - 700, tổng cộng có 14 bước sóng, cường độ của ánh sáng vào khoảng 0,5W/m2, và như thế trong khoảng thời gian kể từ khi ánh sáng được chiếu ra cho đến khi dừng lại, sẽ sản sinh ra một vài loại sóng ERG.

Tiến hành phân tích các loại sóng này bằng máy vi tính, có thể thấy được sự phụ thuộc và tác động lẫn nhau giữa ánh sáng kích thích và bước sóng ERG. Thiết bị ánh sáng LED đặc biệt được chế tạo dựa trên căn cứ vào hiệu suất kích thích của ánh sáng với các sóng ERG. Ngoài ra, LED còn tiết kiệm năng lượng, bởi thiết bị này khi chạy điện chỉ tiêu thụ có 180W, hơn nữa còn có thể tận dụng được nguồn năng lượng mặt trời.

Theo GS. Ping Jian, tuy chúng ta chưa thể xác định được côn trùng thích ánh sáng gì và ghét ánh sáng gì, song chúng ta vẫn có thể chắc chắn một điều rằng, tia huỳnh quang màu vàng có hiệu quả cực kì lớn đối với việc phòng trừ côn trùng gây hại. 

Theo Website Hội Nông dân Việt Nam, KHKHNN
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video