"Quả cam ngon ngọt khác thường, Người Giao Chỉ (chính là người Việt Nam thời đó) đựng kiến vàng trong làn mây đen đem ra chợ bán. Tổ kiến trông như nắm bông tơ. Làn được lót cành lá nhỏ được đem bán cùng với kiến trong tổ. Kiến này màu hung hung vàng và to hơn kiến thường. Kiến này không ăn cam mà tiến công tiêu diệt những loại sâu bọ ăn cam. Ở phương Nam, cây cam nào không có loài kiến này thì quả sẽ bị đủ mọi loài sâu bọ phá hại và không còn một quả nào nguyên lành"
Hình thức dùng các biện pháp sinh học để chống lại các côn trùng có hại đó là lần đầu tiên thu hút được sự chú ý của người phương Tây qua một bài báo về vấn đề này đăng trên tờ "North China Herald (Người đưa in Hoa Bắc)" ngày 4-4-1882. Nhưng chỉ mãi đến khi xảy ra trận dịch bệnh thối mục nghiêm trọng tàn phá các vườn chanh cam ở bang Floria năm 1910 thì Bộ Nông nghiệp Mỹ mới cử một nhà thực vật học sang Trung Quốc năm 1915 để tìm giống cam chống được bệnh thối mục và ông này phát hiện ra giống kiến ăn sâu bọ. Năm 1958, một nhà khoa học Trung Quốc là Trần Thủ Kiên khuyến nghị nghiên cứu lại giống kiến này. Cho đến nay ở Trung Quốc, người ta vẫn dùng kiến để bảo vệ cam, quýt,