Dùng chất thải hạt nhân tạo ra viên pin 28.000 năm không cần sạc

Sử dụng chất thải hạt nhân, một công ty tuyên bố có thể tạo ra viên pin dùng được trong 28.000 năm mà không cần sạc.

Công ty sản xuất pin Nano Diamond Battery (NDB) có trụ sở tại Mỹ đã phát triển loại pin có thể hoạt động trong 28.000 năm chỉ với một lần sạc, gọi là pin nano kim cương.

Theo The Next Web, viên pin này hoạt động giống như máy phát điện, sử dụng chất phóng xạ còn sót lại từ lò phản ứng hạt nhân để tạo ra năng lượng.


Sử dụng chất thải hạt nhân, các nhà nghiên cứu có thể tạo ra viên pin hoạt động trong 28.000 năm mà không cần sạc. (Ảnh: Futurism).

Đây được xem là giải pháp sử dụng hiệu quả bởi nếu không được xử lý đúng cách, các khối phóng xạ rất nguy hiểm, khó bảo quản an toàn.

NDB đã tinh chế các khối than chì phóng xạ để tạo ra lớp kim cương từ đồng vị carbon 14, được phủ trong lớp kim cương khác làm từ carbon 12 để bảo vệ vật liệu phóng xạ.

Theo NDB, cấu trúc này có thể được áp dụng cho các loại pin thông dụng như AA, AAA… Do pin nằm trong một lớp kim cương không phát xạ. Bức xạ sẽ được hấp thụ nên người dùng có thể yên tâm về độ an toàn.

Trong một số ngành công nghiệp như xe điện, pin là yếu tố quan trọng nhất bởi nó thường ảnh hưởng tuổi thọ của xe.

Công nghệ pin sử dụng chất thải hạt nhân được cho sẽ mang lại hữu ích trong ngành công nghiệp xe điện, hoặc những thiết bị cần hoạt động liên tục như máy tạo nhịp tim. NDB cho biết có thể cải tiến công nghệ để tạo ra những viên pin phù hợp cho xe điện với tuổi thọ lên đến 90 năm.

Cập nhật: 28/08/2020 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video