Dụng cụ y khoa được phủ bằng kháng sinh có thể giúp làm giảm các trường hợp nhiễm khuẩn

Trong tương lai, các bệnh nhân nằm viện có thể sẽ có một loại vũ khí mới để chống nhiễm trùng sau phẫu thuật: đó là các lớp phủ kháng sinh mạnh được gắn kết vào các mảnh cấy ghép, ống, que thông (catheter), các dụng cụ phẫu thuật và dụng cụ y khoa khác.

Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Nam Mississippi cho biết họ đã phát triển một phương pháp để gắn kết penicillin, và có thể sẽ là các loại kháng sinh khác, vào các loại dụng cụ này.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh của Mỹ (CDC), mỗi năm có khoảng 2 triệu bệnh nhân ở nước này bị nhiễm khuẩn trong bệnh viện, làm khoảng 90.000 người trong số họ tử vong.

Đa số các trường hợp nhiễm khuẩn này đều có liên quan đến dụng cụ y khoa. Tuy nhiên, ông Marek W. Urban, giáo sư chuyên về khoa học polymer và là trưởng nhóm nghiên cứu giải thích: “Việc thay đổi bề mặt các dụng cụ y khoa để gắn kết penicillin lên đó sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn. Penicillin có thể tiêu diệt cụm vi khuẩn.”

Nhóm của giáo sư Urban đã tìm ra phương pháp làm thay đổi bề mặt của poly(tetrafluoroethylene), một chất tương tự như Teflon, để penicillin có thể dính vào chất này và vẫn duy trì hoạt động. Đây là loại polymer được sử dụng trong hầu hết các thủ thuật y khoa, từ ghép mạch máu cho đến phẫu thuật thẫm mỹ và phục hồi.

Ông Urban cho biết: Bí quyết ở đây là làm thay đổi bề mặt của chất poly (tetrafluoroethylene) để các nhánh của chất này đâm ra ngoài từ bề mặt này, là nơi để penicillin có thể bám dính vào đó để bao vây và tiêu diệt vi trùng.

Trong các cuộc thử nghiệm có thể sẽ được đăng trên tập san Biomacromolecules số ra ngày 12 tháng 2, các nhà nghiên cứu đã chứng minh là các bề mặt được bao bọc bằng penicillin có thể tiêu diệt Staphylococcus aureus một cách hiệu quả. Đây là loại vi khuẩn gây ra nhiều trường hợp nhiễm trùng nặng.

Tuy nhiên, hơn 70% vi khuẩn gây nhiễm khuẩn trong bệnh viện có thể kháng lại ít nhất một trong số các loại kháng sinh thường được dùng để điều trị nhiễm khuẩn, vì vậy nhóm của giáo sư Urban hy vọng có thể tìm ra các loại kháng sinh khác có thể phủ ngoài bề mặt các dụng cụ y khoa.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng đang tiến hành làm thay đổi các loại bề mặt khác để chúng có thể giữ chặt kháng sinh

Ông Urban cho biết: “Chúng tôi muốn phát triển các lớp phủ ngoài có thể thích hợp với bất kỳ bề mặt nào để tiêu diệt vi khuẩn. Đây là giai đoạn đầu tiên. Bí quyết ở đây là làm thế nào để cho thuốc kháng sinh vẫn duy trì hoạt động sau khi được gắn kết.”

Một chuyên gia tin rằng đây có thể là bước đột phá trong việc làm giảm các trường hợp nhiễm khuẩn trong bệnh viện.

Bác sĩ Philip Tierno, giám đốc vi sinh học và miễn dịch học lâm sàng của Trung tâm y khoa thuộc trường Đại học New York, tác giả của quyển sách Đời sống Bí mật của Vi trùng cho biết: “Cái hay ở đây là việc tác động lên các bề mặt không những giúp đưa chất kháng vi sinh vào đúng nơi thích hợp mà còn giúp phá vỡ hoạt động của vi khuẩn. Hầu hết các vật liệu nhân tạo, khi được đặt vào bên trong hoặc lên cơ thể, đều là nơi cho vi khuẩn tăng trưởng và sinh sôi nảy nở.”

Bác sĩ Tierno lưu ý: “Đối với các ống, que thông (catheter) thì đây là một vấn đề lớn. Dường như phương pháp này có thể giúp làm giảm các trường hợp nhiễm khuẩn, nhưng các bạn cần phải thử nghiệm giả thuyết này. Tuy nhiên, dựa vào tài liệu nghiên cứu thì dường như các bạn có thể ngăn chặn sự sinh trưởng của vi khuẩn bằng cách bao phủ (kháng sinh) lên bề mặt các dụng cụ (y khoa).”

Hồng Lĩnh

Theo HealthDay, Sở KH & CN Đồng Nai
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video