Dung dịch cứu thương từ rong biển cầm máu trong 3 phút

Thuốc được bào chế từ rong biển và hạt nano đất sét, khi tiêm vào khu vực gần vết thương sẽ kích hoạt cơ chế đông máu tại chỗ.

Theo Science Daily, các nhà khoa học tại Đại học Texas A&M, Mỹ, đã phát minh dung dịch cứu thương có tác dụng cầm máu trong vòng 3 phút. Nghiên cứu này vừa được công bố trên tạp chí Acta Biomaterialia.


Dung dịch được bào chế giúp cầm máu và thúc đẩy các mô tế bào phục hồi sau tổn thương. (Ảnh: HT).

Tiến sĩ Akhilesh K. Gaharwar, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết thành phần chính của loại thuốc là k-carrageenan có nguồn gốc từ một loại tảo biển đỏ. Khi kết hợp với hạt nano đất sét, chất này tạo thành hydrogel. Hợp chất có khả năng hấp thụ cao hình thành một lớp khung, giống như một loại băng gạc làm đông máu và bịt kín vết thương.

"Dung dịch có tác dụng cầm máu và sơ cứu các vết thương bên trong. Thuốc được đưa vào vết thương bằng cách sử dụng các phương pháp xâm lấn tối thiểu, thúc đẩy quá trình hình thành lớp máu đông tự nhiên", tiến sĩ Gaharwar nói.

Khi thử nghiệm trên tế bào động vật và mô tế bào của người trong phòng thí nghiệm, nhóm nghiên cứu nhận thấy sự cải thiện trong việc tái tạo mô và phục hồi tổn thương. Ngoài ra, các hạt nano còn có thể chuyển thuốc tới các vùng bị thương và từ từ phóng thích vào cơ thể khi cần thiết.

Thuốc vẫn chưa được thử nghiệm trên các vết thương của người. Các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục hoàn thiện để sớm đưa dung dịch cứu thương này vào kho dược liệu của các bệnh viện.

Cập nhật: 23/11/2018 Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video