Dùng vi sóng thay thế thiết bị đo đường huyết truyền thống

Thay vì sử dụng những thiết bị đo đường huyết gây cảm giác đau đớn, các bác sỹ hay chính các bệnh nhân đã có thể tự kiểm tra đường huyết bằng một thiết bị đặc biệt sử dụng vi sóng hay còn gọi là sóng vi ba.

Để kiểm soát tiểu đường, bệnh nhân cần phải kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên. Tuy nhiên, các phương pháp kiểm tra đường huyết hiện nay đều khá bất tiện do sử dụng một thiết bị gắn một đầu kim và mảnh giấy, chích lấy máu của bệnh nhân để kiểm tra.

Đối với người lớn, đây có thể là chuyện đơn giản nhưng sẽ là một nhiệm vụ đầy khó khăn khi kiểm tra cho trẻ nhỏ. Đặc biệt, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh tiểu đường hiện nay đang tăng lên từng ngày do lối sống đô thị hóa, chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, ưu tiên chất béo nhiều hơn chất xơ.


Ưu điểm của loại thiết bị này là không cần lấy trực tiếp mẫu máu để kiểm tra lượng đường huyết.

Thật may mắn, các nhà nghiên cứu tại trường ĐH. Cardiff, Vương quốc Anh đã chế tạo ra được một thiết bị đặc biệt có thể gắn trên da, sử dụng vi sóng để kiểm tra lượng đường huyết.

Theo BBC, ưu điểm của loại thiết bị này là không cần lấy trực tiếp mẫu máu để kiểm tra lượng đường huyết. Thiết bị có thể dễ dàng gắn trực tiếp lên cánh tay của người dùng bằng một lớp kết dính, không gây đau đớn ngay cả khi bóc tách.

Đặc biệt do thiết bị được gắn trực tiếp trên da nên quá trình theo dõi đường huyết luôn diễn ra liên tục. Chưa kể, thiết bị có tuổi thọ khá cao nhờ việc không sử dụng hóa chất khi hoạt động.

Giáo sư kiêm nhà nghiên cứu Adrian Porch đến từ ĐH. Cardiff cho biết, mức độ vi sóng phát ra từ thiết bị được khẳng định rất thấp, thấp hơn rất nhiều so với mức độ được sử dụng trong nấu ăn của lò vi sóng. Do đó, thiết bị gần như không gây ảnh hưởng tới cơ thể bệnh nhân.

Trong khi đó, giáo sư Stephen Luzio, đến từ ĐH. Swansea cho biết, ông đã thực hiện các nghiên cứu lâm sàng và tiến hành giám sát thiết bị trên khoảng 50 bệnh nhân. Ông đang có kế hoạch mở rộng thêm số lượng thử nghiệm trong mùa hè tới.


Tiến sỹ Heungjae Choi thuộc trường ĐH. Cardiff đang thử nghiệm thiết bị. (Ảnh BBC).

Thông tin về cuộc thử nghiệm được bệnh nhân khá quan tâm, bởi họ rất muốn có một thiết bị giúp họ loại bỏ những phiền toái khi kiểm tra đường huyết bằng phương pháp truyền thống.

Tính riêng tại nước Anh hiện có khoảng 3,5 triệu người được chuẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Trong đó ước tính có khoảng 549 ngàn người đang mắc bệnh nhưng chưa phát hiện ra. Có 10% trong số bệnh nhân mắc tiểu đường Type 1 phải theo dõi lượng đường huyết thường xuyên, thậm chí có thể lên tới 6 lần/ngày.

Được biết, dự án giám sát bệnh tiểu đường của ĐH. Cardiff bắt đầu được triển khai từ năm 2008 và đã nhận được khoản tài trợ 1 triệu bảng Anh (khoảng 32 tỷ đồng) từ quỹ từ thiện Wellcome Trust.

Nhóm nghiên cứu đang hy vọng, sản phẩm sẽ sớm có mặt trên thị trường trong vòng 5 năm tới nếu như tiếp tục được đầu tư, nghiên cứu sâu hơn.

Cập nhật: 11/05/2016 Theo Vnreview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video