Được bảo vệ nhờ kháng thể từ năm... 1918

Kháng thể từ những người sống sót sau đại dịch cúm năm 1918 - đại dịch tồi tệ nhất trong lịch sử loài người - vẫn tiếp tục bảo vệ họ chống lại loại virus chết người này, mở ra một "vũ khí" mới trong cuộc chiến với cúm gà.

Các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu 32 người sống sót qua dịch cúm năm 1918 tuổi từ 91 đến 101, và phát hiện thấy tất cả đều có kháng thể trong máu để giết virus một cách hiệu quả đến kinh ngạc.

Kháng thể của họ còn giúp chuột chống lại virus cúm gà chết người. Điều đó chứng tỏ dù 90 năm đã qua, những người sống sót sau đại dịch vẫn tiếp tục được bảo vệ.

"Thật là ngạc nhiên khi biết rằng những người được nghiên cứu này có các tế bào lơ lửng trong máu họ lâu đến vậy", tiến sĩ James Crowe từ Đại học Vanderbilt ở Tennessee, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.

Các bệnh nhân được điều trị trong dịch cúm năm 1918 tại một khu ở Fort Riley Kansas. Ảnh: Tân Hoa Xã


Nhóm của Crowe hiện làm việc để lấy ra kháng thể từ những người được tiêm phòng trong các thử nghiệm đối phó với virus cúm H5N1, đang hoành hành ở châu Á, châu Âu, Trung Đông và châu Phi.

Kháng thể của những người sống sót nói trên sẽ là một giải pháp điều trị tạm thời tốt trong khi chờ văcxin được sản xuất, lưu hành.

Đại dịch cúm năm 1918 bùng nổ từ Tây Ban Nha và quét qua toàn thế giới vào cuối cuối Thế chiến 1, giết chết khoảng từ 50 đến 100 triệu người. Một vài chuyên gia nhận định nó là đại dịch tàn phá nhất trong lịch sử.

Theo T. An - VnExpress (Tân Hoa Xã)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video