Đường đôi khi cũng nguy hiểm như rượu

Một chế độ ăn với lượng đường không được kiếm soát có thể khiến bạn gặp những nguy cơ bị bệnh cao hơn người bình thường.

Cũng như nhiều loại gia vị khác, đường là một thứ không hề hiếm gặp trong căn bếp của các gia đình hiện nay. Người ta sử dụng nó mà không cần phải lo lắng quá nhiều, bởi phần lớn chúng ta chưa bao giờ nghe về việc ăn nhiều đường thì có hại cả. Thế nhưng suy nghĩ nãy nên được thay đổi sớm, khi mà bạn nên biết rằng đường chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của một số căn bệnh nguy hiểm.

Có một thực tế khá buồn là ngày nay trẻ em có nguy cơ mắc các căn bệnh vốn chỉ dành cho người lớn như huyết áp cao hay dư thừa mỡ trong máu. Thậm chí một số căn bệnh cực kỳ nguy hiểm như tiểu đường hay gan nhiễm mỡ cũng đã xuất hiện ở lứa tuổi này. Tại sao lại như vậy?


Ảnh: Internet.

Nhiều người sẽ đoán được nguyên nhân của tình trạng này đến từ "đại dịch béo phì" đang diễn ra trên toàn cầu.

Người ta thường cho rằng chế độ ăn quá nhiều calorie từ các thực phẩm ăn nhanh chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Đúng, lượng chất béo và năng lượng đến những những món thức ăn góp phần không nhỏ trong việc gây ra những căn bệnh này. Thế nhưng đi sâu vào nghiên cứu, chúng ta sẽ biết được thêm những nguyên nhân sâu xa của câu chuyện.

Dư thừa đường và sự nguy hiểm của căn bệnh tiểu đường

Trước tiên, cần phải làm rõ một khái niệm mà có lẽ nếu nhớ các bài học sinh học phổ thông thì chúng ta sẽ không có gì quá lạ lẫm. Cơ thể con người sử dụng năng lượng từ thức ăn, trải qua nhiều chuỗi chuyển hóa vật chất để sử dụng chúng. Thế nhưng bản thân đường đã là một loại "năng lượng kết tinh" đối với cơ thể con người. Nó không cần chuyển hóa như thức ăn bình thường mà có thể trực tiếp hấp thu thành năng lượng. Và vấn đề bắt đầu từ đây.

Một nhóm nghiên cứu đến từ Đại học California, San Francisco đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu ảnh hưởng của đường đối với sự gia tăng các bệnh lý cho con người ngày nay. Họ đã công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí Béo phì kết quả của mình: năng lượng cung cấp từ đường khác với năng lượng cung cấp từ các thực phẩm khác. Và một trong những căn bệnh rõ ràng nhất của sự dư thừa đường trong cơ thể chính là bệnh tiểu đường.


Nỗi khổ mà những bệnh nhân tiểu đường chẳng lạ lẫm gì. (Ảnh: Internet).

Hàng năm, tỉ lệ tăng người bị béo phì trên toàn cầu rơi vào khoảng 1%, trong khi đó tỉ lệ này của những bệnh nhân tiêu đường là gấp 4 lần như thế. Nếu bạn chưa biết, thì bệnh tiểu đường (hay còn được gọi là bệnh dư thừa đường) là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương,... (theo Wikipedia).

Những con số liên quan đến căn bệnh tiểu đường có thể cho bạn cái nhìn khái quát về nó: Một số quốc gia đang mắc "dịch" béo phì mà không bị bệnh tiểu đường (như Iceland, Mông Cổ và Liên bang Micronesia), trong khi các nước khác bị bệnh tiểu đường mà không bị béo phì (Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc chẳng hạn). 12% người ở Trung Quốc có bệnh tiểu đường, nhưng tỷ lệ béo phì thấp hơn rất nhiều. Mỹ là quốc gia béo nhất trên trái đất (xét về số bệnh nhân béo phì) và tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường của họ là 9,3%. Nói đơn giản hơn thì như ở Mỹ, cứ khoảng 10 người thì sẽ lại có một người bị mắc bệnh tiểu đường.

Cũng như bệnh béo phì hay các căn bênh "dư thừa chất" khác, bệnh tiểu đường cũng là hệ lụy của một chế độ ăn uống không hợp lý. Vậy liệu việc giảm lượng đường trong thực phẩm có làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Thử nghiệm thực tế

Để thực nghiệm cho sự ảnh hưởng của đường đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể, nhóm nghiên cứu đã thực hiện một cuộc nghiên cứu đối với 43 trẻ gốc Latin và gốc Phi ở Mỹ trong 10 ngày. Họ bắt đầu thực hiện các đành giá về sự trao đổi chất, nồng độ hormone insulin (để chuyển hóa đường thành năng lượng) trong cơ thể cũng như lượng đường trong máu và một số quá trình khác.

Cách thức tiến hành hơi mang nặng về tính khoa học, nhưng có thể hiểu đơn giản như sau: họ cung cấp cho những đứa trẻ này một lượng thức ăn tương đương với những gì mà chúng ăn hàng ngày. Sự khác biệt là ở chỗ họ cung cấp thêm lượng cacbonhydrate trong khẩu phần (tạm hiểu là năng lượng "thô" cung cấp từ thức ăn) để đã loại bỏ các tinh bột đường ra khỏi thành phần thức ăn. Điều đó có nghĩa là những thức ăn này sẽ không có đường nhân tạo trong thức ăn mà chúng sẽ được cơ thể của các em tự chuyển hóa. Để làm điều đó, họ cho các em ăn nhiều trái cây hơn để bổ sung đường tự nhiên, đồng thời lượng chất xơ từ hoa quả cũng góp phần giảm hấp thu đường cho cơ thể.


Hãy tăng cường các thực phẩm cung cấp đường tự nhiên như hoa quả. (Ảnh: Internet).

Kết quả của cuộc nghiên cứu khá là tuyệt vời!

Những đứa trẻ trong cuộc nghiên cứu này vẫn giữ cân nặng tốt, và sức khỏe thì tiến triển theo hướng cực kỳ tích cực. Với việc loại bỏ đường nhân tạo ra khỏi thực phẩm của các em trong 10 ngày, các chỉ số như huyết áp, hàm lượng mỡ trong máu, lượng hormone insulin và đường trong cơ thể đều được cải thiện. Và điều quan trọng nhất là họ chẳng làm điều gì quá to tát hay khó khăn cả, họ chỉ không cho đường vào trong những gì chúng ăn hàng ngày.
Một nghiên cứu sâu hơn cũng đang được thực hiện với người lớn, với hy vọng chúng có thể đêm lại những hiệu quả tích cực cả về ngắn hạn và dài hạn cho sức khỏe của họ.

Đường đôi khi nguy hiểm như rượu

Kết quả nghiên cứu trên đã chỉ ra rằng đường là một tác nhân quan trọng có ảnh hưởng đến sự chuyển hóa vật chất trong cơ thể. Bằng cách giảm hoặc thậm chí là loại bỏ nó, chúng ta đang cải thiện sự trao đổi chất của cơ thể mình - cũng chính là tăng cường sự khỏe mạnh.

Thế nhưng không ít người phản đối sẽ nói: "Nhưng đường là tự nhiên. Nó là một thứ quan trọng trong hàng ngàn năm nay. Nó là thực phẩm, mà thực phẩm thì làm sao mà độc hại?"

Khi bạn gặp những lập luận như thế, hãy giữ sự tỉnh táo cho mình. Thực phẩm là những thứ được chúng ta cho vào cơ thể để cung cấp vật chất, chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể của chúng ta. Thế nhưng đường là năng lượng, nó không phải là chất dinh dưỡng. Điều này lí giải tại sao khi bạn bị mệt hoặc tụt huyết áp, hãy uống nước đường hay một loại nước ngọt nào đó và sức khỏe sẽ nhanh chóng hồi phục.


Đường hay rượu cũng nguy hiểm như nhau. (Ảnh: Internet).

Cũng giống như rượu, đường cung cấp năng lượng cho cơ thể. Và cũng giống như khi uống nhiều rượu, sự dư thừa năng lượng trong cơ thể của bạn sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ như bệnh tiểu đường là do cơ thể có quá nhiều đường trong máu dẫn đến đi tiểu nhiều, tiểu ra đường và cơ thể luôn trong trạng thái mỏi mệt. Và nếu bạn hỏi tại sao lại liên quan đến rượu, thì đó là bởi người ta chế ra rượu bằng cách... lên men đường.

Vậy là đã rõ, đường không phải là chất độc, thế nhưng nếu bạn tiêu thụ nó không hợp lí (thích ăn ngọt chẳng hạn) thì nó có thể trở thành một độc tố thực sự đối với cơ thể. Thậm chí nó đang còn trở nên nguy hiểm hơn khi căn bệnh đái tháo đường đang ngày càng phổ biến và nguy hiểm.

Khi vẫn còn sự lựa chọn, hãy bổ sung cho bữa ăn của mình nhiều thực phẩm tự nhiên và giảm đến mức tối đa sự phụ thuộc vào đường nhân tạo. Hãy làm điều đó vì chính sức khỏe của bạn.

Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video