Đường hầm gió tốc độ 37.000km/h của Trung Quốc dự kiến sẽ sẵn sàng vào năm tới

Theo bản tin của CCTV ngày 22/8, đường hầm gió siêu thanh (hoặc siêu tốc) được thiết kế để mô phỏng cho các phương tiện di chuyển với tốc độ lên đến Mach 30 ở độ cao từ ở độ cao từ 40km đến 100km. Theo mình tìm hiểu, Mach 30 có nghĩa gấp 30 lần tốc độ âm thanh, tức 37.000km/h. Đường hầm gió siêu thanh này được cho là nhằm hỗ trợ phát triển ngành không gian, máy bay siêu thanh.

Thông tin được nhà vật lý Han Guilai từ Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) tiết lộ trong một bài giảng trực tuyến vào tuần trước. Theo đó, đường hầm gió mới có tên là JF-22 sẽ sớm được khánh thành tại thủ đô Bắc Kinh vào năm 2022.

Với nhiều nâng cấp so với đường hầm gió cũ JF-12, JF-22 sẽ nâng cao năng lực nghiên cứu công nghệ bay siêu thanh của Trung Quốc, đưa nước này "đi trước phương Tây khoảng 20 đến 30 năm".

Đường hầm gió mới có khả năng mô phỏng các chuyến bay ở tốc độ Mach 30, gấp 30 lần tốc độ âm thanh hay xấp xỉ 10 km mỗi giây. Để so sánh, JF-12 chỉ có thể mô phỏng tốc độ Mach 5 đến Mach 9.

"Ở tốc độ Mach 30, bề mặt của phương tiện bay bên trong JF-22 có thể đạt nhiệt độ lên tới 10.000°C, đủ nóng để phá vỡ các phân tử không khí thành nguyên tử và thậm chí cung cấp cho chúng điện tích. Không khí này không còn là không khí mà chúng ta hít thở", Guilai nói thêm.

Máy bay siêu thanh sẽ có thể bay với tốc độ Mach 5 đến 10 và đến bất kỳ địa điểm nào trên thế giới trong vòng một hoặc hai giờ, và ngành hàng không vũ trụ giảm 90% chi phí phóng vệ tinh và tàu vũ trụ, Jiang Zonglin, một nhà nghiên cứu tại Viện của Cơ học tại Học viện Khoa học Trung Quốc và là trưởng nhóm của dự án nói.


Đây sẽ là đường hầm gió siêu tốc tiên tiến nhất thế giới. (Ảnh chụp màn hình).

Trong phóng sự của CCTV cho thấy khu vực đường hầm gió đang sử dụng hình ảnh minh họa phương tiện bay thử nghiệm siêu âm X-51 WaveRider của Mỹ làm mô tả máy bay siêu thanh. Theo trang web của Không quân Mỹ, chương trình X-51 thử nghiệm nhằm mở đường cho vũ khí siêu thanh, giám sát và trinh sát cũng như khả năng tiếp cận vũ trụ trong tương lai.

Fu Qianshao, một chuyên gia hàng không Trung Quốc, nói với Thời báo Hoàn cầu rằng sự phát triển của máy bay siêu thanh sẽ đến sớm hơn tàu vũ trụ vì chúng ít phức tạp hơn về mặt công nghệ và máy bay siêu thanh ban đầu có thể dùng một lần cho các mục đích quân sự như trinh sát và tấn công. Sau đó, máy bay siêu thanh có thể phát triển các mục đích dân dụng bao gồm cả vận tải.


Đường hầm siêu tốc JF-12.

Tàu vũ trụ sẽ khó phát triển hơn, nhưng nó sẽ rất đáng giá, ông Fu nói, lưu ý rằng chúng đòi hỏi tốc độ nhanh hơn và hệ thống động lực phức tạp hơn, có thể là sự kết hợp của động cơ phản lực và tên lửa.

Sau khi đường hầm gió JF-12 đã phát triển thành công vào năm 2012 có thể mô phỏng tốc độ Mach 5 đến Mach 9 và đã hỗ trợ chính cho các sứ mệnh hàng không vũ trụ lớn của Trung Quốc, dự án JF-22 bắt đầu vào tháng 3/2018. JF-22 sẽ gia nhập JF-12 và tạo thành một nền tảng thí nghiệm khí động học hàng đầu thế giới có thể bao phủ tất cả các tốc độ siêu âm.

Ông Fu cho biết, đường hầm gió là giải pháp chính xác và hiệu quả hơn để phát triển máy bay mới so với các phương pháp khác như mô phỏng máy tính và thí nghiệm mô hình.

Theo South China Morning Post, Trung Quốc có tỷ lệ thành công lớn trong các cuộc thử nghiệm bay siêu âm những năm gần đây vì họ sử dụng công nghệ nổ hóa học để tạo ra luồng không khí tốc độ cao, thay vì dùng máy nén cơ học như ở các nước khác. Điều này cho phép chạy thí nghiệm trong đường hầm gió trong thời gian dài hơn.

Công nghệ bay siêu thanh hứa hẹn có thể cách mạng hóa các phương tiện vận chuyển trong tương lai, chẳng hạn như mẫu máy bay đang phát triển của công ty Hermeus có trụ sở tại Mỹ được tuyên bố là có thể đạt tốc độ Mach 5, cho phép di chuyển từ New York đến London chỉ trong 90 phút. Ngoài ra, nó cũng có tiềm năng lớn trong phát triển vũ khí.

Cập nhật: 29/06/2024 Theo VnReview/VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video