Thiết bị polymer cải tiến có thể ngửi mùi thuốc nổ và bom

Các nhà nghiên cứu đã phát triển thành công thiết bị polymer cải tiến có thể phát hiện một lượng nhỏ hơi thuốc nổ. Công trình này được mô tả trên tờ

Phân tử polymer (Ảnh: greenfacts)

"Nature" (14/5/2005), có thể dẫn đến việc chế tạo các cảm biến siêu nhạy giúp phát hiện thuốc nổ và bom.

Nhóm phát minh bao gồm Aimeée Rose và các đồng nghiệp ở MIT (Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ), sử dụng loại chất tổng hợp thường gọi là polymer hữu cơ bán dẫn (SOP) trong thiết kế của mình. Khi lộ ra ánh sáng laser, loại hợp chất đó tạo ra thứ ánh sáng “phụ” riêng, một tiến trình gọi là tạo sáng laser (lasing). Các phân tử của thuốc nổ như TNT (trinitrotoleune) thiếu electron nên bị hút vào polymer giàu electron. Khi bám trên bề mặt, chúng can thiệp đến tiến trình tạo sáng laser, kết quả làm giảm hiệu suất ánh sáng của SOP. Bằng cách đo sự thay đổi trong tạo sáng laser, các nhà khoa học có thể phát hiện dễ dàng TNT với độ cô đặc dưới 5 phần tỉ.

Nhóm này còn nhận dạng thành công DNT (dintrotoluene) ở độ cô đặc 100 phần tỉ chỉ trong... 1 giây. SOP từng được sử dụng để định vị mìn sát thương. Tuy nhiên, thiết bị mới cho độ nhạy (với hơi thuốc nổ) cao gấp 30 lần các loại cũ và chính xác hơn 98%

Lệ Đào

Theo Scientific American và Nature, CAND
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video