ESA phóng vệ tinh chuyển tiếp dữ liệu bằng tia laser đầu tiên lên quỹ đạo

Vào cuối tháng 1, ESA sẽ phóng vệ tinh EDRS (European Data Relay System hay SpaceDataHighway) lên quỹ đạo qua đó chính thức đưa công nghệ truyền tải dữ liệu trong không gian bằng tia laser ứng dụng thực tế. Được ví như đường truyền cáp quang trong không gian, hệ thống truyền tải dữ liệu có tốc độ 1,8 Gb/s (225 MB/s) do Airbus Defense & Space và ESA phát triển sẽ đóng vai trò chuyển tiếp dữ liệu giữa các trạm mặt đất, vệ tinh và tàu vũ trụ.


EDRS-A là vệ tinh chuyển tiếp dữ liệu bằng laser đầu tiên.

EDRS-Avệ tinh chuyển tiếp dữ liệu bằng laser đầu tiên và nó sẽ được phóng lên quỹ đạo địa tĩnh vào ngày 28 tháng 1 tại sân bay vũ trụ Baikonur, Kazakhstan bằng tên lửa Proton. Vệ tinh sẽ lơ lửng trên bầu trời châu Âu và nó sẽ thiết lập các kết nối truyền thông laser giữa 4 vệ tinh Sentinel-1 và Sentinel-2 thuộc chương trình quan sát Trái Đất Copernicus của châu Âu, các máy bay không người lái và các trạm mặt đất tại châu Âu, châu Phi, Mỹ Latin, Trung Đông và bờ đông bắc nước Mỹ.

EDRS-A là một vệ tinh thuộc loại Eurostar E3000 được chế tạo và vận hành bởi Airbus Defense & Space. Vệ tinh được tích hợp cổng giao tiếp laser (LCT) được Tesat Spacecom - một nhánh của Airbus Defense & Space phát triển với chi phí gần 544 triệu USD. LCT sẽ truyền tải và thu nhập tối đa 50 TB dữ liệu mã hóa/ngày với tốc độ gần như ngay lập tức.


Hệ thống cũng được khai thác với mục đích do thám, giám sát tình báo, giám sát biển....

Hệ thống sẽ được sử dụng để truyền tải hình ảnh, video và các loại dữ liệu khác từ các vệ tinh, UAV, máy bay, trạm không gian, mang lại giải pháp truyền tải nhanh hơn và hoàn chỉnh hơn trước các sự kiện khủng hoảng và thảm họa thiên nhiên. Thêm vào đó, hệ thống cũng được khai thác với mục đích do thám, giám sát tình báo, giám sát biển, môi trường, nông nghiệp, thiên tai và dự báo thời tiết.

Hoạt động của EDRS SpaceDataHighway sẽ được mở rộng với vệ tinh thứ 2 dự kiến được phóng vào năm 2017 và vệ tinh thứ 3 vào năm 2020, từ đó mở rộng tầm bao phủ trên toàn cầu.

Cập nhật: 26/01/2016 Theo Tinh Tế
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video