Fun fact thú vị về loài cáo

Các ông nghĩ mình biết gì về nhà cáo nào? Không nhiều đâu, tôi chắc chắn.

Hello! Tôi là cáo đây!

Có lẽ với loài người, cáo tôi cũng là thứ gây mâu thuẫn nhất. Trong truyện cổ tích, tôi luôn "được" đóng vai phản diện, không trộm gà trộm vịt thì bắt cóc trẻ con. Ngoài đời thì có vẻ tôi được yêu mến nhiều hơn - có lẽ là vì ngoại hình xinh đẹp chăng. Mà nghe đâu trong tương lai, cáo tôi sẽ là thú nuôi được ưa chuộng nhất, soán ngôi lũ boss chó boss mèo vớ vẩn trong nhà các ông nữa cơ.

Nhưng trước khi nuôi thì phải hỏi thật là các ông bà đã hiểu gì về tôi chưa? Có rất nhiều quan niệm sai đấy nhé.

1. Tôi giống mèo đến kỳ lạ

Không phải tự nhiên mà loài người có câu "mèo già hóa cáo". Một phần của câu nói ấy là để ám chỉ lũ mèo càng lớn thì càng khôn ranh, lanh lợi y như nhà cáo. Nhưng phần khác là vì chúng tôi và lũ mèo có rất nhiều điều chung.

Chẳng hạn, mèo sống về đêm, thì cáo tôi cũng vậy. Hay đôi mắt, tròng mắt của cáo có hình dọc để nhìn vào ban đêm, giống như mèo vậy.

Tôi cũng có móng vuốt và lưỡi nhám y như mèo. Cách di chuyển cũng giống, vì chúng tôi đi lại bằng cách nhón đệm chân, cực kỳ êm ái để săn mồi cho dễ. Thậm chí, một số họ hàng nhà cáo còn sống trên cây, chẳng khác gì mèo.

2. Nhưng thực ra, tôi là chó...

Câu "mèo già hóa cáo" kể trên thực ra có một sai lầm hết sức cơ bản. Một con mèo không thể hóa cáo được, đơn giản vì chúng tôi là chó.

Đúng hơn là tôi thuộc họ chó, tức là gần gũi với chó nhà và chó sói. Mặt tôi dài - giống chó, đuôi rậm - cũng giống chó. Nhưng khác với chó, cáo tôi không sống thành bầy, mà luôn hoạt động độc lập. Ngoài ra, cáo tôi cũng là loài họ chó duy nhất biết dùng móng, không như lũ vô dụng kia.

3. Muôn hình vạn trạng

Nhắc đến chữ "cáo", hẳn các ông nghĩ đến mấy ông lông đỏ, tai dài, đuôi xù các kiểu đúng không? Đó là anh cáo đuôi đỏ, loại phổ biến nhất trên thế giới.

Thực ra thì cáo là tên gọi chung của cả một đại gia đình gồm nhiều loại lắm (khoảng 27 anh em thì phải). Có ông bé hơn cả mèo, nặng nhõn 1 ký lô sống trong sa mạc. Có ông trắng muốt, sống ở Bắc Cực, lông dày và to phát sợ.

4. Nhà cáo có thể biến hình

Ít nhất là với trường hợp của ông cáo sống ở Bắc Cực. "Bố" cáo này có bộ lông dày, trắng muốt lại nhiều lớp, nhiệt độ phải xuống tới -70°C may ra mới cảm thấy lạnh.

Nhưng đến mùa hè, băng tan, đất đai lộ ra thì bộ lông ấy cũng rụng bằng hết, thay vào đó là một lớp lông mới màu xám hoặc nâu. Biến hình còn giỏi hơn tắc kè.

5. Thông minh tuyệt đỉnh, hóa yêu tinh

Chẳng phải tự kiêu nhưng cáo tôi rất thông minh đấy. Bằng chứng là trong mọi nền văn hóa, cáo luôn được xem là biểu tượng của sự lanh lợi, chiêu trò ma mãnh, đúng không?

Nhớ không nhầm thì tại mấy nước Á Đông, cáo tôi là những sinh vật có khả năng tu luyện để biến thành yêu tinh - hay còn gọi là hồ ly. Mấy ông đọc Naruto chắc cũng biết đến Kurama (con cửu vỹ hồ)? Nó chính là cáo đấy.

Theo truyền thuyết thì nếu tu luyện đủ để mọc ra 3 cái đuôi, tôi sẽ hóa thành yêu hồ. Mọc 6 đuôi thì là ma hồ, 9 đuôi thì là thiên hồ và có thể biến được thành người. Mà đấy là lời đồn thôi, còn giờ tôi có mỗi cái đuôi làm vốn, chẳng biết lúc nào mới mọc tiếp nữa.

6. Nói về râu thì loài cáo cũng có một ít râu chân của chúng. Điều này giúp chúng dễ dàng định hình được dáng vẻ của kẻ thù, nhất là khi trời tối.

7. Bên cạnh những sợi râu trên chân, cáo còn biết sử dụng từ trường của Trái đất để săn mồi. Các nhà nghiên cứu đã để ý thấy rằng những con cáo luôn nhảy theo hướng Đông Bắc khi nhìn thấy những con mồi đang ẩn nấp. Những cuộc tấn công như vậy phần lớn đều thành công trong khi nếu nhảy theo hướng khác thì tỷ lệ thất bại sẽ cao hơn. Các chuyên gia cho rằng, chúng dùng từ trường trái đất để đo khoảng cách và định vị con mồi.

8. Cáo có thể chạy với vận tốc lên đến 45 dặm một giờ (72 km / giờ), điều này khiến cho chúng trở thành một trong những loài động vật nhanh nhất trên thế giới!

9. Ngay cả khi bạn bắt gặp một con cáo hoang dã, chúng cũng sẽ không ăn thịt bạn. Bởi vì chúng có một chế độ ăn tạp chủ yếu bao gồm các loài gặm nhấm, động vật có vú nhỏ, thực vật và chim.

10. Cáo có thể sống sót trong tự nhiên trong khoảng 2 đến 3 năm. Nhưng lại có thể sống được tới 10 năm trong điều kiện nuôi nhốt.

Cập nhật: 21/08/2024 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video