Gần 3 tấn kim cương đã được đào lên từ một trong những hố sâu nhất hành tinh!

Trong vòng 43 năm, khoảng 50.000 thợ mỏ đã khai thác được 2,7 tấn kim cương tại mỏ Big Hole, Nam Phi.

Từ lỗ khoan sâu nhất hành tinh...

Tính đến năm 2007, Kola Superdeep Borehole (Siêu lỗ khoan Kola) chính là điểm sâu nhất mà con người từng đào được trên thế giới. Điểm sâu nhất tại Kola Superdeep Borehole là 12.262 mét.


Hình ảnh mang tính minh họa.

Đây là thành quả sau gần 19 năm mà các nhà khoa học Liên Xô làm được trong dự án khám phá bí mật của lòng đất do chính phủ Liên Xô khởi động năm 1962, triển khai năm 1970.

Độ sâu dự kiến mà các nhà khoa học Liên Xô lên kế hoạch thực hiện là 15.000 mét. Tuy nhiên, do hạn chế về kỹ thuật thời đó, lỗ khoan dừng lại ở độ sâu 12.262 mét.

Về sau, tính từ năm 2007 trở đi, với những điều kiện tiên tiến của khoa học, con người tiếp tục khoan được những lỗ khoan sâu hơn nữa, nhằm phục vụ nhu cầu khai thác dầu và khoáng sản.

Dưới đây là những hố nhân tạo sâu nhất thế giới, tùy theo mục đích sử dụng khác nhau của con người (như nghiên cứu khoa học, thăm dò, khai thác...).

Mỏ kim cương sâu nhất Nam Phi - Big Hole


Mỏ kim cương Big Hole. (Ảnh Internet).

Big Hole là một trong những mỏ kim cương sâu nhất thế giới tại thành phố Kimberley (Nam Phi). Tính đến năm 1914, Big Hole sâu 214 mét và rộng 463 mét.

Chỉ tính riêng giai đoạn từ tháng 7/1871 đến năm 1914, khoảng 50.000 thợ mỏ đã đào được hơn 2,7 tấn kim cương tại Big Hole.

Mỏ đồng lớn nhất thế giới tại Mỹ - Kennecott Copper Mine

Hơn 100 năm qua, Kennecott Copper chính là mỏ đồng lớn nhất thế giới thuộc dãy núi Oquirrh phía tây nam thành phố Salt Lake, Utah, Mỹ.


Mỏ đồng Kennecott. (Ảnh: Internet).

Với khối lượng 19 triệu tấn đồng đã được khai thác, mỏ đồng Kennecott Copper được xem là nơi khai thác đồng lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Mỏ đồng này bắt đầu đi vào khai thác năm 1906. Mỏ sâu 970 mét, rộng 4.000 mét, bao phủ một vùng rộng 770 ha.

Đài thiên văn dưới lớp băng Nam Cực - IceCube Neutrino

Đài thiên văn IceCube Neutrino là công trình thăm dò đầu tiên trên thế giới được thiết kế để quan sát vũ trụ từ sâu bên trong lớp băng Nam Cực.

Có tổng tất cả 60 mô-đun được "treo" ở độ sâu từ 1.400 mét đến hơn 2.400 mét dưới lớp băng lạnh lẽo ở Nam Cực.


Những mô-đun thí nghiệm ở độ sâu từ 1.400 mét đến hơn 2.400 mét dưới lớp băng Nam Cực. (Nguồn: Jamie Yang/The IceCube Collaboration).

Công trình này được khoảng 300 nhà vật lý từ 12 quốc gia hợp tác đề xây dựng trong vòng gần 10 năm.

Giới khoa học hy vọng, đài thiên văn này sẽ giúp cung cấp thông tin để thăm dò các sự kiện như các ngôi sao nổ, vụ nổ tia gamma và các hiện tượng cataclysmic liên quan đến các lỗ đen và sao neutron.

Giếng khoan sâu nhất hành tinh - Sakhalin-I Odoptu OP-11

Sau khi Kola Superdeep Borehole giữ kỷ lục là hố khoan nhân tạo sâu nhất hành tinh tính đến năm 2007, thì vào tháng 8/2012, giếng khoan dầu Sakhalin-I Odoptu OP-11 do Nga đào ở ngoài khơi đảo Sakhalin, phía bắc Thái Bình Dương đã lập nên kỷ lục mới ở độ sâu 12.376 mét.

Để đầu tư cho giàn khoan này, Nga đã chi nhiều tỷ USD, nhằm khai thác dầu thô và khí đốt.

Cập nhật: 12/11/2017 Theo SoHa
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video