Gấu trúc Bắc Mỹ

Gấu trúc Bắc Mỹ tên khoa học là Procyon lotor. Do có khả năng thích nghi tuyệt vời nên số lượng gấu trúc Bắc Mỹ ngày một tăng mặc dù con người ngày càng xâm lấn, phá hoại môi trường sống tự nhiên của chúng.

(Ảnh: entm.purdue)

Những con Procyon lotor hầu như có thể sống được ở mọi nơi như: trong rừng, nông trại, ngoại ô, nội ô. Hiện nay chúng vẫn sống hoang dã và đông đúc ngay trong thành phố New York, thay vì ngủ trên cây thì chúng có thể ngủ trong ống khói hay dưới cống rãnh.

Cũng như nhiều thú hoang khác, chúng có thể mắc bệnh dại và bệnh sốt ho - những bệnh  này có thể lây sang con người. Một con gấu trúc Procyon lotor tự dưng đi thẳng tới chỗ con người, đó là lúc nó đang bị bệnh và muốn xin con người chăm sóc nó.

Gấu trúc Bắc Mỹ có nhiều kích cỡ khác nhau thùy theo nơi chúng sống: những con sống ở phía Bắc thường to hơn những con sống ở phía Nam. Nhưng trung bình thân mình chúng dài khoảng 60cm, đuôi dài khoảng 30cm, cân nặng khoảng 12kg.

Chúng ăn tạp cả động lẫn thực vật, trên cạn lẫn dưới nước: ếch nhái, cá, chuột, chim, trứng rùa, quả hạch, hạt cây, quả mọng, côn trùng, chúng còn có thể bắt ăn một số loại rắn. Do môi trường tự nhiên ngày một tàn phá nên chúng chuyển sang sống gần bên con người và hầu như có thể ăn được tất cả những loại thức ăn của con người. Chúng cũng hay ăn đồ thối trong các thùng rác, và ăn những con vật bị xe cán nằm trên đường. Chính vì vậy, đôi lúc chúng cũng bị xe cán, ngoài ra khi mắc bênh dại, chúng cũng dễ dàng trở thành nạn nhân của xe cộ.

Chúng có thói quen hết sức kỳ lạ: Rửa thức ăn trước khi ăn, nhưng nếu không tìm thấy nước chúng sẽ dùng tay lau sạch món ăn đó. Các nhà khoa học cho rằng chúng rửa thức ăn vì để loại bỏ những cái xương hay những thứ sắc nhọn nguy hiểm khác có trong thức ăn. Tên khoa học "lotor" của chúng liên tưởng đến hình ảnh một người đang rửa sạch cái gì đó.

Gấu trúc Procyon lotor không ngủ đông nhưng cũng biết tích trữ mỡ vào mùa hè và mùa thu để giữ ấm cơ thể vào mùa đông. Trong thời tiết băng giá, chúng ngủ nhiều ngày nhưng không phải ngủ đông.

(Ảnh: entm.purdue)
Chúng có bộ lông dài, rậm, màu đen và màu xám. Đuôi có từ 5-7 vòng màu đen. Mỗi bàn chân có năm ngón với móng vuốt cong, lòng bàn chân không có lông, các chi trước sử dụng như tay người, có thể chộp, cảm giác và cầm nắm mọi vật. Các ngón tay dài và khéo léo có thể giúp chúng mở chốt cửa, mở thắt nút, xoay núm cửa, mở nút chai,... Do có 2 đốm đen quanh mắt nên con vật tò mò và tinh quái này bị nhiều nhà viết truyện loài vật gán cho cái tính xấu: kẻ cướp.

Gấu trúc đực thường ở trong lãnh địa của mình và luôn tìm cách bảo vệ không cho những con khác xâm nhập. Chúng tìm bạn kết đôi vào mùa xuân và mùa hè, nhưng điều này hay đổi tùy theo nơi chúng sống. Con cái đẻ mỗi năm 1 lứa, mỗi lứa từ 3-6 con. Thời gian mang thai khoảng 36 ngày. Con  non bắt đầu mở mắt lúc được 3 tuần tuổi, ra ngoài với mẹ khi được 2 tháng tuổi và ở với mẹ đến mùa thu. Con cái trưởng thành khi được 1 năm tuổi, còn con đực trưởng thành lúc khoảng 2 năm tuổi.

Gấu trúc bố không chăm sóc con non mà thậm chí còn tấn công con mình, do đó gấu mẹ phải làm thêm nhiệmvụ đuổi gấu bố đi nơi khác để bảo vệ các con.

Gấu trúc Bắc Mỹ leo trèo giỏi và không hề hấn gì khi bị rơi từ độ cao 13m xuống đất. Chúng cũng bơi giỏi và chỉ bơi khi cần thiết. Khi cần, chúng có thể chạy nhanh với tốc độ khoảng 24km/giờ, nhưng chúng không di chuyển nhiều. Bình thường, chúng đi trên 4 chân, lúc đứng có thể đứng thẳng lên để nhìn.


(Ảnh: pelotes.jea)

Loại gấu lạ thường này hoạt động chủ yếu về đêm và thích sống một mình hơn là sống thành đàn. Thường chỉ thấy chúng sống thành nhóm khi gấu trúc mẹ nuôi con. Chúng ít khi ra ngoài vào ban ngày, thường hay phát hoại cây trái, mùa màng vào ban đêm.

Có nhiều người nuôi gấu trúc non như thú cưng trong nhà, con trưởng thành rất dữ tợn mỗi khi bị dồn vào góc. Một số loại chó có thể chiến thắng những con gấu trúc Bắc Mỹ trưởng thành, nhưng nếu ở dưới nước chó cũng có thể bị những con vật tinh quái này dìm chết.

Tuổi thọ của loài Procyon lotor khoảng hơn 20 năm, trước đây chúng phân bố chủ yếu từ Nam Canada đến Panama. Hiện nay chúng đã được con người đưa sang cả châu Âu và châu Á.

H.T (Theo Thế giới sinh vật)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video