Gấu trúc tuyệt chủng không phải do biến đổi khí hậu?

Các chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc vừa bác bỏ bài báo nghiên cứu được đăng tải trên tờ Daily Telegraph của Anh (ngày 4/11/2012) cho rằng, biến đổi khí hậu sẽ làm giảm số lượng tre dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng của loài gấu trúc khổng lồ ở Trung Quốc trong tương lai.

>>> Bất ngờ với món ăn khoái khẩu của người cổ đại

Theo ông Ouyang Zhiyun, giám đốc phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về sinh thái đô thị và vùng miền, thuộc Hàn lâm viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho biết, loài tre ở nước này vẫn sinh trưởng tốt tại các vùng có gấu trúc sinh sống. Cùng quan điểm, ông Zhang Hemin, trưởng phòng hành chính của khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Wolong, nơi có số lượng gấu trúc lớn nhất Trung Quốc, cũng nhấn mạnh rằng gấu trúc ăn nhiều loại tre khác nhau, cho nên dù số lượng một loại tre có giảm đi thì chúng vẫn đủ thức ăn.


Gấu trúc sẽ tuyệt chủng vì thiếu tre để ăn?

Hơn nữa theo các chuyên gia này, nghiên cứu trên tờ Daily Telegraph chỉ tập trung khảo sát 275 cá thể gấu trúc hoang dã ở dãy núi Qinling thuộc tỉnh Thiểm Tây, chiếm 17% số lượng gấu trúc hoang dã của Trung Quốc. Trong khi đó, nhiệt độ tăng cao có thể làm tre phát triển ở những vùng cao hơn thuộc dãy Qinling nhưng nguồn cung cấp thức ăn cho gấu trúc vẫn không giảm sút.

Hiện Trung Quốc có 37 loại tre mọc ở độ cao từ 400 đến 3.500m. Nếu một số loại tre chết đi, thì trong vòng 100 năm sẽ có những loại tre khác mọc lên thay thế. Riêng ở dãy núi Qinling, hiện có ít nhất 3 loại tre sinh trưởng ở đây: tre mũi tên, tre gỗ và tre đầu rồng, chiếm tổng diện tích 250.000 hecta và mọc ở độ cao 800m so với mực nước biển. Do đó, tình trạng trái đất nóng lên có thể ít nhiều tác động tới quá trình sinh trưởng, nhưng sẽ không hề làm giảm số lượng các loại tre ở núi Qinling.

Trải qua hơn hai thập kỷ, từ chỗ chỉ có dưới 100 con gấu trúc được bảo tồn vào năm 1990, đến nay trên toàn thế giới đã có 341 con gấu trúc được nuôi. Riêng tại Trung Quốc đã có 64 khu bảo tồn gấu trúc khổng lồ được thành lập ở tỉnh Tứ Xuyên, Thiểm Tây và Cam Túc, có thể bao quát được 60% diện tích môi trường sống của loài gấu trúc và quản lý được 70% trong tổng số khoảng 1.600 cá thể gấu trúc hoang dã.

Theo Báo Đất Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video