Gỉ mũi có vị gì và sự thật không ai trong chúng ta ngờ đến

Trả lời thật lòng đi: Bạn đã bao giờ cạy gỉ mũi rồi bỏ vào miệng chưa?

Bạn đã bao giờ thử ăn gỉ mũi chưa? Ồ thôi nào, thật lòng đi! Ai trong đời chẳng có một lần "thưởng" qua ít gỉ mũi - hay... gỉ mũi của bản thân vào thuở ấu thơ phải không?

Thậm chí chẳng riêng trẻ em, nhiều người lớn cũng thích ăn "shit mũi" nữa. Trong cuốn Gastronaut: Adventures in Food for the Romantic, the Foolhardy, and the Brave, tác giả Stefan Gates đã đưa ra một thống kê đáng... giật mình: Có tới 44% người trưởng thành trả lời họ thích ăn gỉ mũi của bản thân!


Joachim Löw - HLV đương nhiệm của đội tuyển Đức và hành động đã đi vào lịch sử: cậy mũi cho vào mồm rồi bắt tay đồng nghiệp.

Có lẽ, con số thống kê này chỉ đúng trong một nhóm nhỏ thôi. Tuy nhiên hãy đi thẳng vào vấn đề của bài viết này.

Câu hỏi: gỉ mũi có vị gì?

Bạn nghĩ câu trả lời là gì? Nếu không nằm trong số 44%, khó ai có thể nhớ được cái hương vị kinh dị ấy.

Nhưng lời giải hóa ra lại đơn giản đến không ngờ. Theo một độc giả giấu tên trên trang Answer - người thuộc nhóm 44% thường xuyên nếm gỉ mũi từ nhỏ đến cả khi lấy vợ, thì gỉ mũi có vị... ngậy, pha chút mặn mặn.


Gỉ mũi có vị... ngậy, pha chút mặn mặn.

Ngoài ra, do gỉ mũi là thành quả từ màng nhầy trong mũi, kết hợp cùng bụi bẩn từ không khí hít vào khô lại trên lông mũi. Vậy cái thứ "cực phẩm" này có thể lẫn cả cát, bụi nữa... Nếu lẫn cả hạt đường, bạn sẽ thấy nó có vị hơi ngọt. Và nếu chẳng may cạy quá mạnh, gỉ mũi lẫn máu có thể mang vị hơi chua nữa.

Nhìn chung, nhiều người đánh giá gỉ mũi dễ ăn, thậm chí là... ngon.

Sự thật không ai ngờ đến từ thói quen ăn gỉ mũi

Ăn gỉ mũi tốt hay xấu? Thực ra, câu hỏi này gây ra khá nhiều tranh cãi. Về bản chất, nước mũi có thể giữ lại cả bụi lẫn phần lớn vi khuẩn từ không khí, vậy nên có thể hiểu gỉ mũi rất bẩn.

Mà các cụ cũng dạy rồi, ăn bẩn là không tốt, nên hiển nhiên ăn gỉ mũi là một hành động mất vệ sinh, lại gây hại cho sức khỏe.


Ăn gỉ mũi có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu đáng tin cậy lại cho ra kết quả ngược lại. Theo giáo sư sinh học người Canada Scott Napper, ăn gỉ mũi có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Nguyên do là vì những vi khuẩn được giữ lại ở mũi để ngăn không cho tiếp cận phổi. Và nếu chúng được đưa vào hệ tiêu hóa, đó sẽ là loại thuốc rất tốt để cơ thể xây dựng một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Hơn nữa, dù muốn dù không thì chúng ta đều vô tình nuốt nước mũi vào bụng mỗi ngày cơ mà?

Sự thật là vậy, nhưng có lẽ tập cho mình thói quen... ăn gỉ mũi cũng thật khó chấp nhận. Thay vào đó, có nhiều cách giúp tăng cường hệ miễn dịch. Chẳng hạn như tập thể dục thể thao, ăn uống ngủ nghỉ điều độ, và đặc biệt tránh xa thuốc lá, rượu bia là ổn lắm rồi.

Vì sao trẻ con thích "măm" gỉ mũi?

Chúng ta có thể lý giải điều này bằng việc tin rằng, trẻ con thích ăn gỉ mũi là do bản tính ưa khám phá và hay tò mò của chúng. Một đứa trẻ bắt đầu biết nói, biết đi thì bất cứ thứ gì đơn giản nhất xung quanh cũng trở thành một điều kì diệu. Gỉ mũi do enzyme tiết ra ở mũi, hòa với bụi bẩn nên hay gây cảm giác ngứa ngáy cho trẻ. Theo phản xạ, trẻ sẽ lấy gỉ mũi ra và khám phá chúng theo cách của riêng nó. Đó là cho vào miệng "măm" thử xem mùi vị có... ngon lành gì không. Đâу chính là khởi nguồn của thói quen xấu nàу.

Trong thực tế, rất nhiều trẻ khi lớn lên có nhận thức hoặc được bố mẹ giải thích đã bỏ được thói xấu. Nhưng không phải hoàn toàn 100%, nên có trường hợp khi lớn hơn, hành động ăn gỉ mũi được lặp lại thường xuyên hơn vì gỉ mũi xuất hiện với tần suất cao hơn khi còn nhỏ.

Đáng chú ý, có một số nghiên cứu ủng hộ việc ăn gỉ mũi. Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí Telegraph, trẻ ngoáy mũi và ăn gỉ mũi sẽ rất tốt cho sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khoẻ toàn bộ cơ thể nói chung. Phân tích cho thấy, những vi khuẩn tập trung trong gỉ mũi là những vi khuẩn có lợi có thể cải thiện hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ.

Cụ thể, trong gỉ mũi có chứa mucin (chất cũng có trong nước bọt) tạo thành một hàng rào chống lại các vi khuẩn gây bệnh. Thậm chí, các nhà khoa học còn đang tìm cách để mang chất nhầy này vào kẹo cao su hay kem đánh răng để phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp, loét dạ dày và HIV.

Các nhà khoa học ở một số trường Đại học, gồm có Harvard và Viện Công nghệ Massachusetts cũng nói cha mẹ không nên ngăn cản con ngoáy mũi bởi vì mũi chúng có chứa "một bể giàu vi khuẩn có lợi".

Một nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts cho thấy chất nhầy trong mũi (niêm dịch) có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách kiểm soát được vi khuẩn có hại.

Chuyên gia nghiên cứu về phổi hàng đầu ở nước Áo, giáo sư tiến sĩ Friedrich Bischinger cho rằng những người cậy gỉ mũi bằng tay sẽ sống rất khỏe mạnh và hạnh phúc.

Cập nhật: 11/11/2020 Theo Trí Thức Trẻ/vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video