Giả thuyết mới về sự tuyệt chủng của voi ma mút

Nghiên cứu mới nhất cho thấy quần thể voi ma mút lông dài cuối cùng bị tuyệt chủng không phải vì quan hệ đồng huyết hay thiếu đa dạng di truyền.

>>> Hàn Quốc, Nga nghiên cứu nhân bản voi ma mút

Một báo cáo nghiên cứu được công bố trên chuyên san Molecular Ecology số mới nhất cho thấy hoạt động con người hoặc các yếu tố môi trường có thể là nguyên nhân gây ra sự diệt vong của loài động vật cổ này.

Các nhà khoa học Thụy Điển và Anh đã sử dụng kỹ thuật xử lý hiện trường tội phạm để phân tích ADN các mẫu thử được lấy từ đảo Wrangel ở Bắc Băng Dương. Sau đó họ so sánh với xương, răng và ngà voi được lấy từ đảo này với các mẫu thử được tìm thấy ở Chukotka, vùng đông bắc Siberia thuộc Nga. Voi ma mút biến khỏi đại lục Á, Âu và Bắc Mỹ cách đây khoảng 10.000 năm, nhưng có khoảng 500 - 1.000 con sống sót thêm 6.000 năm nữa trên Wrangel, hòn đảo có diện tích chỉ 7.000km vuông cách đại lục Nga 140km.

Theo tiến sĩ Love Dalen (bộ phận phân loại di truyền thuộc Bảo tàng Lịch sử quốc gia Thụy Điển), do đảo Wrangel quá nhỏ nên ban đầu người ta nghĩ rằng, một quần thể voi ma mút quan hệ đồng huyết và gây ra tình trạng thiếu đa dạng di truyền khiến chúng tuyệt chủng.

Khi toàn bộ voi ma mút ở lục địa Á, Âu giảm từ hàng chục ngàn xuống còn một số ít trong kỷ Băng hà, đã có sự sụt giảm 30% về đa dạng di truyền. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, đó là một sự sụt giảm bình thường. Ông Dalen cho biết: “Khi kiểm tra mẫu vật từ đảo Wrangel, chúng tôi nhận thấy đã đạt đến một thời điểm mà tình trạng này trở nên ổn định và sự đa dạng di truyền không bị mất thêm. Giai đoạn này kéo dài cho đến khi những con voi ma mút bị tuyệt chủng”. Điều này, theo ông, đã phủ định giả thuyết đồng huyết. Các con voi trên đảo đã bị cô lập trong gần 6.000 năm nhưng vẫn duy trì một quần thể ổn định.

Nhà di truyền học tiến hóa và là Giáo sư Đại học London (Anh) Mark Thomas nhận xét, nhóm nghiên cứu đã: “tạo ra một thời điểm quan trọng trong quá trình nghiên cứu về voi ma mút”. “Họ đã kiểm tra ADN của nhiều mẫu vật và cho thấy bằng cách có một quần thể với quy mô ổn định, các con voi ma mút trên đảo Wrangel không phải bị diệt vong. Một điều gì đó đã xảy ra cho tất cả chúng”, ông nói.

Tiến sĩ Dalen cho biết cần tiến hành nghiên cứu thêm để xác định nguyên nhân tuyệt chủng của voi ma mút lông dài, nhưng ông tin rằng sự thay đổi môi trường đã giết chết loài vật này. “Nếu con người săn bắt cho đến khi chúng bị tuyệt chủng, tôi tin có thể tìm thấy bằng chứng về điều đó”, ông nhấn mạnh.

Ông Dalen nói rằng cuộc nghiên cứu có thể hữu dụng trong các chương trình bảo tồn hiện tại. “Điều thực sự thú vị là việc duy trì 500 cá thể hiệu quả (như quần thể voi ma mút trên đảo Wrangel) là mục tiêu rất phổ biến trong các chương trình bảo tồn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ủng hộ ý tưởng rằng một quần thể như thế đủ để duy trì đa dạng di truyền trong hàng ngàn năm. Những con voi ma mút này đã sống khỏe với xuất phát điểm ban đầu chỉ là một nhóm nhỏ”, nhà nghiên cứu Thụy Điển cho biết.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video