Giác quan thứ 6 của loài vật

Không chỉ con người mà cả loài vật cũng sở hữu giác quan thứ 6, cho phép chúng tận hưởng thế giới theo cách mà chúng ta khó có thể tưởng tượng ra.


Nhện có một cơ quan cảm nhận cơ học đặc biệt. Cơ quan này cho phép chúng cảm nhận được sức căng cơ học trên xương. Cũng nhờ giác quan thứ 6 này mà loài nhện có thể đánh giá được kích thước, cân nặng và thậm chí là dạng con mồi đã rơi vào bẫy của chúng, sự khác biệt trong chuyển động của côn trùng và của gió.


Sứa hình lược có một cơ quan cảm thụ cân bằng được “chuyên môn hóa”, cho phép chúng định hướng trong những dòng chảy của đại dương. Do không có hệ thần kinh trung ương, chúng sử dụng cơ quan này để phối hợp với sự chuyển  động của lông mao để lấy thức ăn vào cơ thể.


Rắn viper được nhận diện bằng đôi hốc sâu nằm giữa lỗ mũi và mắt. Đây chính là cơ quan cảm nhận nhiệt độ, cho phép rắn nhìn thấy con mồi trong bóng đêm bằng tia hồng ngoại. Giác quan này nhạy cảm tới mức rắn có thể đánh giá chính xác khoảng cách và kích thước con mồi, dù các cơ quan khác không có tác dụng.


Chim bồ câu là một trong những loài có khả năng định dạng từ trường Trái đất tốt nhất trong số các loài chim. Điều này có được là nhờ cơ quan cảm thụ từ trường, gồm những cấu trúc cứng trên mỏ, được sắp xếp theo dạng không gian 3 chiều.


Cá heo thì lại có giác quan thứ 6 về cảm nhận tiếng vọng. Do âm thanh truyền dưới nước tốt hơn trong không khí nên cá heo có khả năng tạo ra một hình ảnh ba chiều của môi trường xung quanh hoàn toàn dựa trên các sóng âm thanh, giống như một thiết bị sonar.


Cá mập lại có khả năng cảm nhận điện cực tốt. Thực tế chiếc đầu hình búa là một hình dáng phù hợp cho khả năng cảm nhận điện của cá mập. Nước muối là môi trường dẫn điện cực tốt nên cá mập, nhờ giác quan này có thể dễ dàng truy lùng được con mồi.


Cá hồi có thể tìm về đẻ trứng tại đúng dòng sông mà chúng được sinh ra, bất chấp việc phải đi cả một quãng đường cực xa. Tuy vẫn còn là điều bí ẩn, nhưng nhiều nhà khoa học cho rằng cá hồi có thể chứa trong cơ thể mình những khoáng chất sắt từ để cảm nhận được từ trường của Trái đất. Chúng cũng có thể cảm nhận được sự khác biệt giữa mùi của dòng sông nơi nó sinh ra và những dòng sông khác.


Cá thời tiết có một khả năng cảm nhận sự thay đổi áp lực một cách tuyệt vời. Chúng sử dụng giác quan này để theo dõi sự nổi và điều chỉnh bong bóng. Giác quan này cho phép cá “dự đoán” được thời tiết.


Thú mỏ vịt cũng có cơ quan cảm thụ điện như của cá mập. Chúng sử dụng cơ quan dưới da trên mỏ này để tìm trường điện, được phát ra khi con mồi của chúng co cơ lại. Thú mỏ vịt chuyển động từ bên nọ sang bên kia nhằm tăng cường giác quan này.


Rùa biển cũng giống cá hồi, rất thích quay trở về làm tổ tại bãi biển mình được sinh ra. Làm được điều này, rùa biển cũng sở hữu cơ quan cảm thụ từ trường Trái đất.

Theo Kien Thuc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video