Nắm tai, đạp chân vào không khí, cong lưng lên... là những hành động vô cùng ngộ nghĩnh, đáng yêu ở trẻ sơ sinh. Mẹ có biết vì sao bé làm vậy không?
1. Nắm tai
Đây là hành động mẹ sẽ thường xuyên thấy bé làm khi mẹ "lơ là" bé. Điều này cho thấy bé đang tạo sự chú ý với mẹ. Ngoài ra, nắm tai còn là dấu hiệu cho thấy bé đang tò mò, khám phá cơ thể. Đặc biệt với bé từ 5 tháng tuổi trở đi, đây là giai đoạn bé đang lạ lẫm với những gì mình biết về cơ thể nên thường xuyên nắm tai.
Trong trường hợp này, mẹ hãy nhẹ nhàng kéo tay trẻ sơ sinh ra để con không vô tình làm xước tai vì móng tay có thể sắc, dài. Đồng thời mẹ nên âu yếm nói chuyện với bé vì có thể lúc này bé đang cần được mẹ âu yếm đó.
Một số trường hợp khác như mẹ thấy bé nắm tai, mặt cau có, bé vặt tai làm đỏ tai... có thể cho thấy bé đang khó chịu về tai như ngứa hoặc đau. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên mẹ hãy cho bé đi gặp bác sĩ khoa nhi để tìm ra nguyên nhân.
2. Nắm chặt tay
Nếu bé có thói quen siết chặt tay trong 3 tháng mẹ hãy đưa bé đi gặp bác sĩ ngay lập tức.
Khi bé bước sang giai đoạn 3 tháng tuổi, bé thường có thói quen siết tay và đưa lên cao. Hành động này cho thấy bé đang phấn khích hoặc khó chịu nhé. Tùy theo diễn biến tâm trạng trên mặt bé mà mẹ có thể đoán bé đang vui hay giận. Nếu bé cười nghĩa là vui, nếu bé mặt đỏ lự, gồng mình, siết tay là bé đang khó chịu trong người, mẹ hãy kiểm tra xem bé có đau ở đâu không nhé. Ngoài ra, nếu bé có thói quen siết chặt tay trong 3 tháng mẹ hãy đưa bé đi gặp bác sĩ ngay lập tức.
3. Đạp chân lên không
Có rất nhiều ý nghĩa ở hành động này. Nếu bé đạp chân kèm theo thái độ khó chịu nghĩa là bé đang giận dỗi mẹ vì mẹ không chiều theo ý bé chẳng hạn. Đặc biệt các bé từ 6 tháng tuổi trở đi đã biểu hiện cơn giận dỗi rất rõ rồi mẹ nhé. Còn nếu khi mẹ cho bé tắm hoặc bé chơi, bé tỏ ra thích thú đạp chân nghĩa là bé đang rất vui đó mẹ. Lúc này, mẹ hãy làm các bộ dạng ngộ nghĩnh, vui đùa cùng trẻ để kéo dài niềm vui của con.
4. Giật mình
Đây là phản ứng cho thấy trẻ đang bị kích động, sợ hãi nhé mẹ. Mẹ cần lưu ý về tần suất giật mình trong ngày của trẻ, vì nếu giật mình quá nhiều có thể cho thấy thần kinh con không ổn định và cần đưa đi gặp bác sĩ ngay. Ngoài ra, mẹ hãy luôn tạo môi trường yên tĩnh để con vui chơi, nghỉ ngơi, hạn chế tình trạng khiến trẻ sơ sinh giật mình giúp con phát triển não bộ tốt nhất.
5. Chống đầu xuống dưới đất
Nếu mẹ nhận thấy em bé chổng mông lên trời và chúi đầu xuống đất có thể bé đang quá khích hoặc bị đau ở đâu đó. Mẹ hãy nhẹ nhàng tới ôm ấp và vỗ về bé, kiểm tra xem bé có bị đau ở đâu không. Nếu bé không khóc, vẫn cười nói khi chúi đầu xuống có nghĩa là bé chỉ tạo sự chú ý với mẹ thôi, ngược lại, có thể bé đang bị đau đớn và mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ.
Nếu bé không khóc, vẫn cười nói khi chúi đầu xuống có nghĩa là bé chỉ tạo sự chú ý với mẹ thôi.
6. Bé quay mặt đi
Hành động này cho thấy bé đang không muốn ăn hoặc không muốn bạn nữa. Khi thấy bé quay mặt đi, tốt nhất bạn nên thay đổi và làm điều khác để bé vui vẻ trở lại. Bé cũng thường làm điều này với người lạ khi muốn bế bé, điều đó cho thấy bé yêu của bạn đã lớn và nhận ra ai là người quen, ai là người lạ rồi.
7. Khóc, vặn vẹo người
Nếu mẹ thấy bé khóc, vặn vẹo người, tay chân uống cong, co lại thì cho thấy bé đang bị đau nhé mẹ. Mẹ hãy ngay lập tức ôm ấp bé và kiểm tra xem bé bị đau ở đâu. Nếu không tìm ra nguyên nhân mẹ hãy đưa bé đi gặp bác sĩ để kịp thời cứu chữa
8. Ưỡn ngực, cong lưng
Đây là hành động rất dễ thương ở bé nhưng lại đáng lo nhé các mẹ. Bé cong lưng, ưỡn ngực, mặt đỏ lự nghĩa là bé đang giận dỗi mẹ hoặc đau ở đâu đó. Với trường hợp bé giận dỗi mẹ hãy nhanh chóng âu yếm để bé dịu cơn giận. Ngoài ra, mẹ nên kiểm tra kỹ xem bé có đau ở đâu không, nếu thấy bé vẫn tiếp tục hành động này kèm theo khóc, khó chịu mẹ nên đưa bé đi kiểm tra ngay lập tức.