Nghiên cứu mới cho thấy, những loài khủng long có thể phát triển và có kích thước khổng lồ vì chúng có khớp xương mềm dẻo, linh hoạt hơn động vật có vú sống trên mặt đất.
Loài khủng long to lớn, ăn thực vật (bao gồm thằn lằn) đông đúc hơn nhiều so với những loài động vật có vú khổng lồ, cũng ăn thức vật và sống trên cạn. Những con thằn lằn lớn nhất thường nặng hơn 30 tấn. Nghiên cứu cho thấy, lý do cho sự khác biệt này có thể nằm ở cấu trúc xương của chúng.
Mô phỏng hình ảnh khủng long Tyrannosaurus rex. (Ảnh: AP).
Một nhóm các nhà cổ sinh vật học, kỹ sư cơ khí và y sinh đã kiểm tra xương chân trên, xương dưới của loài khủng long mỏ vịt, những loài ăn thực vật cổ dài thân to, có hóa thạch được tìm thấy ở mọi lục địa.
Nhóm nghiên cứu thực hiện phân tích ảnh chụp CT của xương khủng long sau đó so sánh chúng với xương hóa thạch của các loài động vật có vú đã tuyệt chủng như hổ Siberia và voi ma mút hay những động vật còn sống ngày nay như cừu và voi.
“Không giống như động vật có vú và chim, xương xốp không tăng độ dày khi kích thước cơ thể của khủng long tăng lên. Thay vào đó, nó làm tăng mật độ xuất hiện của xương xốp. Nếu không có sự thích nghi liên quan đến trọng lượng này, cấu trúc bộ xương cần thiết để hỗ trợ loài khủng long sẽ rất nặng, dẫn đến khủng long sẽ rất khó di chuyển”, Anthony Fiorillo, nhà cổ sinh vật học thuộc Đại học Southern Methodist cho biết.
Nghiên cứu còn cho thấy việc tăng cường kết nối của xương xốp là một cơ chế làm cứng xương hiệu quả hơn đối với động vật có kích thước phi thường này.
Các tác giả cho rằng những phát hiện mới có thể có ý nghĩa quan trọng đối với việc thiết kế các cấu trúc cứng và nhẹ có thể được sử dụng trong công nghệ hàng không vũ trụ, xây dựng hoặc xe cộ trong tương lai.
Trevor Aguirre, tác giả chính của báo cáo, tiến sĩ kỹ thuật cơ khí tại Đại học Bang Colorado, cho biết: “Hiểu về cấu trúc xương xốp của khủng long còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thiết kế của các cấu trúc nhẹ và dày đặc khác”.