Vì sao kẻ lạ không có cơ hội đột nhập vào Tử Cấm Thành?

  •   2,34
  • 7.855

Dưới thời phong kiến, Tử Cấm Thành không chỉ được bảo vệ bằng đội thị vệ mà còn có một "hệ thống chuông báo động" đặc biệt. Nhờ vậy, nơi ở của hoàng đế Trung Quốc và hậu cung luôn an toàn.

Tử Cấm Thành được xây dựng vô cùng kiên cố và tráng lệ.
Tử Cấm Thành được xây dựng vô cùng kiên cố và tráng lệ.

Là nơi ở của hoàng đế Trung Quốc và hậu cung trong nhiều thế kỷ, Tử Cấm Thành được xây dựng vô cùng kiên cố và tráng lệ. Nhiều biện pháp an ninh được thực hiện để kẻ thù không thể dễ dàng đột kích vào bên trong Tử Cấm Thành, đe dọa tính mạng của hoàng đế hay các phi tần, con cái.

Bên cạnh đội thị vệ được bố trí khắp Tử Cấm Thành để tuần tra, canh giữ các lối ra vào và kịp thời bắt giữ những kẻ có hành vi bất thường, không rõ thân phận, triều đình còn bố trí một "hệ thống chuông báo động" đặc biệt phát ra cảnh báo khi có kẻ xâm nhập.

Hệ thống đặc biệt đó chính là thạch biệt lạp hay còn gọi thạch hải sáo. Đây được đem là thiết bị báo động có tốc độ truyền thông tin rất nhanh tới nhiều vị trí trong Tử Cấm Thành. Thạch biệt lạp trong Tử Cấm Thành được làm từ đá Hán Bạch Ngọc. Chúng thực chất là những trụ ngắn nối lan can với các kiến trúc trong hoàng cung.

Thạch biệt lạp.
Thạch biệt lạp.

Mỗi thạch biệt lạp gồm 2 phần: đầu và thân. Trong đó, phần đầu đá có hình hoa sen và được khắc 24 đường vân. Những đường vân này tượng trưng cho 24 tiết khí. Vì vậy, chúng còn được gọi là đầu trụ 24 tiết khí. Bên trong phần đầu đá được đục rỗng. Phần thân của thạch biệt lạp được đục lỗ. Có thạch biệt lạp có 1, 2 hoặc 3 lỗ.

Khi phát hiện có kẻ đột nhập vào bên trong Tử Cấm Thành, thị vệ hoặc thái giám trong cung sẽ lấy chiếc tù hình sừng trâu cắm vào lỗ trên thạch biệt lạp và thổi thành tiếng. Âm thanh này sẽ vang khắp hoàng cung. Khi ấy, toàn bộ Tử Cấm Thành được cảnh báo phát hiện kẻ đột nhập và ráo riết truy bắt thủ phạm đồng thời tăng cường bảo vệ cho hoàng đế và hậu cung.

Cập nhật: 27/06/2024 Theo kienthuc
  • 2,34
  • 7.855