Giải mã các bộ mặt trong tranh của Leonardo Da Vinci

Leonardo Da Vinci đã dùng những chất liệu gì để vẽ nên những bộ mặt sinh động và hoàn hảo đến như vậy? Lần đầu tiên người ta đã tiến hành phân tích định lượng trên 7 bức tranh trưng bày tại Viện Bảo tàng Louvre (kể cả bức tranh Mona Lisa) mà không cần lấy mẫu từ bât cứ bức tranh nào.

Các kết quả phân tích đã cho thấy thành phần và độ dày của từng lớp sơn đè lên nhau. Trong tranh, ông đã dùng các lớp dày từ 1 đến 2 micron. Nghiên cứu do nhóm Philippe Walter, Phòng thí nghiệm thuộc Trung tâm nghiên cứu và phục chế bảo tàng Pháp với sự hợp tác của ESRF và Viện bảo tàng Louvre, công bố trên Tạp chí Angewandte Chemie.

Sự hấp dẫn đến kỳ lạ của những bức tranh một phần ở các phối hợp tinh tế của hiệu ứng quang học, làm mờ đi những đường viền, làm mềm mại những vùng màu sắc chuyển tiếp và vờn những bóng tối huyền ảo như sương khói.

Kỹ thuật ấy của nhà danh họa được gọi là “sfumato” không chỉ là sự sáng tạo của nhà nghệ sĩ thiên tài mà còn là những cải tiến kỹ thuật vào đầu thế kỷ 16. Việc khảo sát tỉ mỉ, đo lường quang học và tái tạo lại như nguyên mẫu mà Leonardo Da Vinci đã làm, các nhà nghiên cứu không những mô tả được chính xác kỹ thuật sfumato, mà còn khám phá được các thao tác mà ông đã tiến hành, đặc biệt là làm thế nào để chuyển các màu sắc qua những sắc độ trung gian.

Lần đầu tiên, Philippe Walter và nhóm nghiên cứu đã rọi những tia sáng mới vào sfumato nhờ áp dụng các phương pháp nghiên cứu hoá học để định lượng các lớp sơn khác nhau. Bảy bức tranh của Leonardo Da Vinci đã được phân tích trực tiếp ngay trong những gian phòng trưng bày của Viện bảo tàng mà không làm ảnh hưởng đến giá trị của tác phẩm.

Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu những nét mặt nhân vật trong tranh, bởi vì chúng đặc trưng cho kỹ thuật vẽ sfumato. Họ đã dùng phương pháp gọi là “nghiên cứu huỳnh quang tia X” đế xác định thành phần và độ dày của mỗi lớp sơn dầu cực mỏng trên chín bộ mặt mà Leonardo Da Vinci đã vẽ trong suốt 40 năm hành nghề của ông.

Các nhà khoa học cũng tìm ra được những công thức mà Leonardo da Vinci dày công phối trộn màu để vẽ những khoảng tối trên bộ mặt những nhân vật. Những công thức pha chế này được đặc trưng bởi một kỹ thuật già dặn (dùng các lớp sơn rất mỏng) và dựa trên bản chất hóa học của của bột màu và chất phụ gia. Nhà danh họa đã vẽ nhiều lớp sơn mỏng từ 1 đến 2 micron đè lên nhau để có được độ dày chung không quá 30 - 40 micron.

Những kết quả nghiên cứu giúp chúng ta hiểu được Leonardo Da Vinci đã bỏ ra bao nhiêu công sức để tìm tòi, sáng tạo, làm nên nghệ thuật vô cùng sinh động và độc đáo của ông.

Theo EurekaAlert, Vietnamnet, Discovery
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video