Giải mã đột biến gene để "quét" sạch tế bào ung thư

Nhờ giải mã đột biến gene, các bác sĩ tận dụng chính hệ miễn dịch của bệnh nhân để tiêu diệt tế bào ung thư, kể cả giai đoạn muộn.

Theo bác sĩ Tan Wu Meng, Trung tâm Ung thư Parkway, Singapore, số bệnh nhân ung thư ngày càng tăng trên toàn thế giới, cùng với đó là những nỗ lực của các nhà nghiên cứu nhằm tìm ra phương pháp mới mang lại hiệu quả tốt hơn trong tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh.

Bác sĩ Tân giải thích, ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một cách vô tổ chức. Những tế bào bất thường này có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến nơi xa (di căn).


Một số loại ung thư có thể tự “ngụy trang” để lẩn tránh hệ miễn dịch của con người. (Ảnh minh họa: Health).

Theo thống kê hiện nay có khoảng 200 loại ung thư. Ghi nhận tại Singapore trung bình mỗi ngày có 37 trường hợp mắc ung thư mới được phát hiện. Trong đó phổ biến nhất ở nam giới là ung thư đại trực tràng, phổi và tiền liệt tuyến, tỷ lệ tử vong nhiều nhất là ung thư phổi, đại trực tràng và gan. Đối với nữ, phổ biến nhất gồm ung thư vú, đại trực tràng và phổi, gây tử vong nhiều nhất là ung thư vú, phổi và đại trực tràng.

Trước đây việc điều trị ung thư chỉ dừng lại ở các phương pháp truyền thống như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Ngày nay trước sự gia tăng của "đại dịch" ung thư đã thúc đẩy giới khoa học không ngừng nghiên cứu tìm ra nhiều phương pháp mới nhằm mang lại hiệu quả chữa trị bệnh nhanh và an toàn hơn. Một trong những tiến bộ quan trọng là sự ra đời của liệu pháp điều trị đích. Bằng cách giải mã ADN của tế bào ung thư, cho phép các nhà khoa học phân loại rõ hơn đặc tính của từng loại ung thư, hiểu được các tế bào ung thư từ giai đoạn nhen nhóm đến tiến triển. Từ đó đưa ra chiến lược can thiệp và làm chậm lại quá trình phát triển của bệnh.

Hiện nay các nhà khoa học đã tiếp cận được đột biến gene gây ung thư phổi là EGFR và ALK, cho phép phân loại chính xác khối u ung thư phổi. "Khi chỉ ra cụ thể phân loại đột biến gen trong khối u, chúng ta có thể điều trị cho bệnh nhân hiệu quả hơn thông qua các phương pháp nhắm trúng đích. Nhờ đó cải thiện khả năng kiểm soát ung thư và nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân", bác sĩ Tân chia sẻ.

Một cuộc cách mạng khác trong điều trị ung thư là liệu pháp miễn dịch, cho phép tiêu diệt tế bào ung thư kể cả ở giai đoạn muộn. Đây là phương pháp tận dụng chính hệ miễn dịch của bệnh nhân để chiến đấu chống lại ung thư. Một số loại ung thư có thể tự “ngụy trang” để lẩn tránh hệ miễn dịch của con người. Liệu pháp miễn dịch sẽ giúp lột bỏ lớp vỏ ngụy trang của tế bào ung thư và phơi bày chúng cho hệ miễn dịch tiêu diệt.

Các nhà nghiên cứu đã ứng dụng liệu pháp miễn dịch để chữa trị cho nhiều bệnh nhân ung thư da, phổi, đầu cổ..., ghi nhận kết quả khả quan. Các chuyên gia đánh giá sự ra đời của liệu pháp này có ý nghĩa đặc biệt đối với người bị ung thư giai đoạn muộn. Bác sĩ Tân nhận định: "Sự hiểu biết ngày càng sâu hơn về đột biến gen và sinh vật học ung thư, giúp bác sĩ xác định sớm các ca mắc ung thư để kịp thời can thiệp bằng liệu pháp miễn dịch. Chúng tôi đang ráo riết nghiên cứu sâu hơn về phương pháp này nhằm mang lại kết quả điều trị tốt hơn cho mọi bệnh nhân".

Cập nhật: 21/02/2018 Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video