Một số bà con ở đồng bằng sông Cửu Long, ven sông, ven suối, vùng đất trũng, mỗi năm lũ lụt nước lại vào nhà có khi ngập mái. Nhiều khi nước về quá nhanh chỉ kịp chạy lấy người, đồ đạc trong nhà ngậm nước hết. Trẻ nhỏ người già phụ nữ có bầu chậm chân, chậm tay, có khi chết đuối, đấy thực sự là nỗi đau cho gia đình và xã hội.
Với nhà nhiều tầng, 1 tầng mái bằng, họ sẽ chạy lên tầng trên, riêng với nhà 1 tầng mái dốc như tôn, ngói lá, tác giả đề xuất phương án chống lụt là làm một sàn tháo lắp. Sàn này giống như chiếc giường có điều là to hơn, cao hơn, chắc chắn hơn và cốt lõi là tháo lắp được – sàn làm bằng thép, các mối lắp ghép có chỗ hàn cố định, có chỗ dùng bu lông để tháo ra lắp vào, giống như một giàn giáo của xây dựng – Khi lụt sắp đến, lắp sàn cho người và đồ đạc lên, khi lụt hết, lại tháo dời cất đi, như thế hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới sinh hoạt của gia đình.
Yêu cầu chung của sàn tháo lắp là chắc chắn, chịu được số người và đồ đạc ở trên, mặt sàn cao hơn mặt nước cao nhất, mặt sàn phẳng, chắc chắn để người nằm thuận lợi, có bậc lên xuống, có lỗ thoát hiểm trên mái. Chú ý an toàn dây điện trong nhà, ngoài trời, an toàn cho người không bị rơi ngã, có vải bạt rộng che dột cho cả sàn. Các chân cột hàn tấm thép phẳng 15cm x 15cm và có lỗ thủng để bắt bu lông gắn chắc với nền nhà.
Có thể làm 2 sàn, sàn chính ở trên cùng, sàn phụ ở dưới các sàn trên 45cm khoảng 2/3 từ dưới lên, đề phòng gió bão lớn, tốc mái đổ nhà thì người sẽ xuống trú ở sàn phụ. Vị trí đặt sàn cần tránh xa tường yếu, xa bức tường trực tiếp gặp dòng nước từ ngoài đến. Gặp bão lớn, lắp sàn này, để người trú ẩn dưới gầm sàn cũng rất tốt, nếu không có nơi nào an toàn hơn. Tôi giới thiệu phương án này lên mạng để bà con biết và áp dụng, chúc bà con thành công.