Giới khoa học sửng sốt phát hiện hệ sinh thái mới dưới đáy đại dương sâu 3.800m

Hệ sinh thái mới được đặt tên là Jaich Maa, nằm dưới độ sâu 3.800m trong lưu vực Pescadero ở phía nam Vịnh California (Mỹ).

Phát hiện do các nhà khoa học Mỹ và Mexico thực hiện.

Lỗ thông thủy nhiệt là một hiện tượng hấp dẫn. Chúng là những vết nứt hoặc ống khói dưới đáy biển thoát nhiệt từ hoạt động trong lòng đất - thường là do núi lửa.

Chúng cũng là ốc đảo giàu dinh dưỡng cho sự sống dưới đáy biển. Ở đây, dồi dào vi khuẩn ăn năng lượng hóa học do các lỗ thông hơi phun ra hydro sunfua, gọi là quá trình tổng hợp hóa học.


Lỗ thông thủy nhiệt.

Hơn nữa, có rất nhiều động vật lớn hơn di chuyển ăn các vi khuẩn sinh sôi nảy nở, làm hình thành chuỗi thức ăn. Hệ sinh thái Jaich Maa mới được phát hiện dường như là dạng thông gió thủy nhiệt độc đáo nhất. Nhiều gò đất đá vôi nhô cao 25m từ đáy biển, thông hơi ở nhiệt độ lên tới 287 độ C.


Ao lỗ thông thủy nhiệt.

Lỗ lớn nhất trong số này là hàm nhỏ giọt tên là Tay Ujaa, đổ chất lỏng thủy nhiệt lên trên cái ao lộn ngược. Tay Ujaa dẫn vào một hang động do canxit kết tủa thủy nhiệt tạo thành. Một hang động chứa hồ nước lung linh rồi chảy ra như thác nước.

Chất lỏng thủy nhiệt nóng khoảng 290 độ C và nước biển tiếp xúc với nó chỉ khoảng 2 độ C. Bởi vì hai mức nhiệt độ chênh lệch dẫn đến các chỉ số khúc xạ khác nhau trải trên một lớp nước mỏng lung linh.

Vì thế, nó được gọi tên là Jaich Maa có nghĩa là "kim loại lỏng" trong ngôn ngữ của người bản địa cổ đại sống ở Mexico. Jaich Maa cách đất liền không xa, nhưng đó không phải là môi trường thích hợp với con người, vì ở đây thiếu oxy, phải chịu áp lực đại dương và nhiệt độ khắc nghiệt.

Những năm gần đây, tiến bộ trong công nghệ robot đã cho phép khám phá chi tiết môi trường dưới nước đầy thách thức như thế. Một số phương tiện điều khiển từ xa đã được triển khai để khám phá sâu hơn dưới đáy đại dương.

Các nhà nghiên cứu sử dụng robot dưới biển để lập bản đồ đáy biển kết hợp với các phương tiện điều khiển từ xa, nhóm khoa học đã có thể tương tác khám phá và lấy mẫu động vật, vi khuẩn, đá và trầm tích.

Trong số các sinh vật biển phong phú dưới đáy biển có các loài giới khoa học chưa từng biết đến trong khu vực lỗ thông gió thủy nhiệt - chẳng hạn như hải quỳ, thường thấy ở những nơi khác trong đại dương, tập trung dày đặc xung quanh các gò canxit. Sau đó đến những loài sinh vật hoàn toàn mới với tập tính mới, như vi khuẩn xanh.

Những địa điểm lỗ thông gió thủy nhiệt có cộng đồng đa dạng sinh học, nhưng có một số ít động vật dường như thống trị, như: giun sán Oasisia, hải quỳ và giun xanh rực rỡ.

Một trong những tập tính, sự tương tác chưa từng thấy trước đây là giữa hai con giun, được cho là "ly kỳ". Các nhà nghiên cứu cần phải phân loại tất cả các loài sinh vật mới, tìm hiểu ý nghĩa của tập tính mới và tại sao vi khuẩn họ tìm thấy có màu xanh.


Video quay dưới Lưu vực Pescadero (nguồn: Schmidt Ocean).

Họ cần lập bản đồ chi tiết, bao gồm lập bản đồ nhiệt, cho thấy có một dòng chảy magma phức tạp dưới đáy Lưu vực Pescadero.

Đại dương sâu thẳm vẫn là thế giới bí ẩn khó khám phá nhất hành tinh. Bản đồ Trái Đất không chi tiết như Sao Thủy, Sao Kim, Sao Hỏa hay Mặt Trăng, bởi vì rất khó để lập bản đồ dưới đại dương. Đây là biên giới chúng ta chưa thể vượt qua.

Cập nhật: 16/12/2018 Theo Soha
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video