Loài cá sống ở độ sâu gần 8km dưới đáy biển

Cá ốc Pseudoliparis swirei có khả năng chịu được sức ép lớn tương đương 1.600 con voi đè lên.

Các nhà khoa học chính thức xác nhận loài cá ốc mới có tên Pseudoliparis swirei, được phát hiện ở độ sâu 7.966 mét dưới rãnh Mariana, rãnh đại dương sâu nhất thế giới thuộc vùng biển phía tây Thái Bình Dương, National Geographic hôm 28/11 đưa tin.


Cá ốc có thể chịu áp lực nước cực lớn dưới đáy biển. (Video: YouTube).

Cá ốc Pseudoliparis swirei trông khá đẹp với màu hơi hồng và cơ thể trong suốt đến mức có thể nhìn thấy gan của chúng từ bên ngoài. Các chuyên gia lần đầu phát hiện sinh vật này vào năm 2014. Đầu năm nay, họ cũng phát hiện những con cá ốc dưới rãnh Mariana. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên chúng được mô tả chi tiết.

Loài cá sống ở độ sâu lớn nhất đại dương có thể khác với hình dung thông thường của mọi người về sinh vật dưới đáy biển. "Xuống tới độ sâu này, cá thường có hình dạng rất khác. Chúng không có vảy, không có răng lớn và cũng không phát quang sinh học", Mackenzie Gerringer, tiến sĩ đến từ Phòng thí nghiệm Friday Harbor thuộc Đại học Washington, cho biết.

Đây chỉ là một trong hai loài cá ốc được phát hiện qua những chuyến thám hiểm dưới rãnh Mariana. Các nhà khoa học đã bắt tổng cộng 37 con cá Pseudoliparis swirei và ghi hình một con đang bơi dưới độ sâu 8.178 mét dưới biển.


Ảnh chụp CT loài cá sống ở nơi sâu nhất dưới biển. (Ảnh: National Geographic).

Tuy nhiên, họ chưa bắt được một cá thể nào của loài còn lại mà chỉ từng ghi hình chúng ở độ sâu tương đương. Cơ thể của chúng trông mềm mại đến nỗi được các nhà khoa học so sánh với một miếng giấy lụa bị kéo đi dưới nước.

Cá Pseudoliparis swirei gần như chắc chắn là sinh vật đặc hữu của rãnh Mariana và số lượng cá thể sống ở đây cũng khá nhiều. Trứng của chúng đặc biệt lớn với chiều rộng gần một centimet. Gerringer từng tìm thấy hàng trăm con giáp xác nhỏ trong bụng lũ cá, chứng tỏ chúng có nguồn thức ăn dồi dào dưới đáy biển.

Cá ốc có khả năng chịu được áp lực nước tương đương 1.600 con voi đè lên, Gerringer cho biết. Áp lực cực lớn này cũng là lý do các nhà khoa học cho rằng cá không thể sống được ở độ sâu vượt quá 8.200 mét, dù điểm sâu nhất của rãnh Mariana, cũng là điểm sâu nhất đại dương, lên đến 11.000 mét.

Cập nhật: 30/11/2017 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video