Bản báo cáo lần này do Jupiter Research thực hiện đã thống kê cho thấy số lượng người tiêu dùng châu Âu tải nhạc bất hợp pháp thông qua các trang web chia sẻ thông tin - điển hình nhất là dạng P2P – đã vượt qua con số những người sử dụng âm nhạc có bản quyền hợp pháp.
Số lượng các mạng chia sẻ thông tin bất hợp pháp kiểu này nhiều gấp 3 lần số lượng các mạng hợp pháp. Trong khi đó những người chuyên chia sẻ thông tin hay âm nhạc qua các mạng này - phần lớn vẫn là thanh niên - lại chưa hề có chút khái niệm nào về việc âm nhạc cũng là một món hàng cần phải trả tiền mới được sử dụng.
Tự do tiêu dùng
"Có tới 34% số lượng khách hàng trong độ tuổi từ 15 đến 24 chia sẻ âm nhạc bất hợp pháp trên Internet." |
“Khi những khách hàng này còn trẻ nếu mà ngành công nghiệp âm nhạc có thể khiến cho họ chuyển từ việc tự do sử dụng các nguồn âm nhạc bất hợp pháp sang sử dụng âm nhạc có trả tiền hợp pháp thì có lẽ những khách hàng tiềm năng này sẽ khó có thể phát triển được hành vi sử dụng âm nhạc có trả tiền trong tương lai và ngành công nghiệp ghi thu âm có lẽ sẽ còn phải chịu thiệt hại về lâu về dài.”
Theo thống kê của báo cáo này thì chỉ có 5% trong số những khách hàng Internet là sẵn sàng trả tiền để tải nhạc hợp pháp trong khi đó có tới 15% số khách hàng chia sẻ âm nhạc mà không trả tiền bản quyền cho tác giả.
Tuy nhiên, bản báo cáo này lại tìm ra được một nhu cầu chắc chắn cho thị trường âm nhạc hợp pháp từ một số trang web nổi tiếng như iTunes mà ở đó có tới 10% khách hàng châu Âu trả tiền để tải về các bản nhạc hợp pháp. Tỉ lệ này cao nhất là ở Thuỵ Điển với 31% số lượng khách hàng.