Giống người cổ tuyệt chủng vì… lười biếng

Sự lười biếng quả thật vô cùng tai hại với Homo Erectus, một họ hàng xa của loài người hiện đại chúng ta. Họ đã bị xóa sổ sau gần 2 triệu năm tồn tại.

Các nhà khảo cổ thuộc Đại học Quốc gia Úc (ANU) vừa công bố nghiên cứu đáng ngạc nhiên về một loài người cổ đại, có lịch sử lâu đời gấp 6 lần con người hiện đại chúng ta nhưng đã bị tuyệt chủng chỉ vì tính lười biếng. Cuộc sống của họ vừa được phơi bày qua những di chỉ quý giá tại Ả Rập Saudi.


Các di chỉ của người Homo Erectus đang được khai quật - (ảnh: ANU).

Đó là loài người mang tên Homo Erectus, cùng thuộc chi Người (Homo), bộ Linh trưởng như loài người hiện đại chúng ta (Homo Sapiens). Họ xuất hiện trước chúng ta rất lâu- khoảng 2 triệu năm về trước, sinh sống tập trung ở những khu vực dễ tìm kiếm đá và nước.

Để sinh tồn trong thời kỳ đồ đá, những người Homo Erectus nhặt nhạnh tất cả những hòn đá kiếm được xung quanh trại của họ. Theo nhà khảo cổ Ceri Shipton của ANU, những bằng chứng tìm thấy tại Saffaqah (Ả Rập Saudi), loài người cổ này tỏ ra rất mạnh mẽ và thông minh.

Khi loài người hiện đại chúng ta còn chưa xuất hiện trên trái đất, họ đã dùng đá chế tạo ra dao, đầu ngọn giáo và vô số công cụ thông minh khác. Tuy nhiên, họ có một khuyết điểm là khá lười. Họ chỉ nhặt những viên đá quanh trại, những hòn đá lăn xuống từ núi.

Trong khi đó, các loài người xuất hiện sau đó như người Neanderthal hay người hiện đại Homo Sapiens thì không ngại vất vả, trèo lên núi đồi để tìm đá chất lượng tốt hơn, kích cỡ phù hợp hơn để nâng dần chất lượng và độ đa dạng của những công cụ.

Giống người thông minh nhưng lười biếng này đã sống tốt và phát triển mạnh trong gần 2 triệu năm. Tuy nhiên, dấu vết trầm tích cho thấy khoảng 50.000-100.000 năm về trước, những con sông nơi họ sinh sống khô cạn dần. Nguồn đá tại chỗ không đảm bảo làm ra đủ công cụ phù hợp cho cuộc sống nữa.

"Không chỉ lười biếng, họ còn rất bảo thủ" – nhà khảo cổ Shipton cho biết. Công cụ của họ giữ nguyên kích thước và kết cấu dẫu môi trường thay đổi rất nhiều. Hậu quả của sự lười biếng và bảo thủ đó là họ đã bị xóa sổ khỏi lịch sử nhân loại.

Trong khi đó, với sự thay đổi không ngừng trong cách thức tìm kiếm nguồn sống, chế tác công cụ, người Homo Sapiens non trẻ – mà những xương, răng cổ xưa nhất được tìm thấy có niên đại chỉ hơn 300.000 năm – đã phát triển và trở thành loài duy nhất của chi Người tồn tại cho đến ngày nay.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học PLOS One.

Cập nhật: 15/08/2018 Theo NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video