Hải cẩu California thay lông hàng loạt vì nước biển ô nhiễm thủy ngân

Lần đầu tiên trong suốt 20 năm qua, giới khoa học đã có thể khẳng định: Thủy ngân chính là nguyên nhân gây ra ô nhiễm nước biển diện rộng, dẫn tới tình trạng hàng trăm cá thể hải cẩu thay lông hàng loạt cho dù chưa đến mùa sinh sản.

Hải cẩu thay lông sớm vì nước biển ô nhiễm

Theo một nghiên cứu được công bố mới đây của Viện hàn lâm khoa học Nga, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra methylmercury – một hình thức đặc biệt độc hại của thủy ngân – trong các mẫu nước gần bờ biển thuộc công viên Ano Nuevo, bang California, Mỹ. Lượng thủy ngân này được cho là xuất phát từ lông của các đàn hải cẩu voi đang tập trung về đây trong mùa sinh sản. Nếu kết quả của nghiên cứu này được xác nhận, hoàn toàn có thể kết luận rằng lượng thủy ngân có trong lông hải cẩu có nguồn gốc từ các điểm sinh hoạt công nghiệp của con người.

Ở cơ thể người, thủy ngân có thể gây rối loạn hệ thống thần kinh, tổn thương thận và thậm chí gây tử vong. Các phân tử thủy ngân trong không khí có khả năng ngưng tụ và thâm nhập vào nguồn nước, hay được đổ xả trực tiếp từ các khu công nghiệp vào nguồn nước sạch như biển, hồ… Khi nguồn nước bị ô nhiễm ra đến đại dương, các vi khuẩn trong nước biển sẽ biến đổi thủy ngân thành một hợp chất “kịch độc” với hệ thần kinh. Đáng lo ngại là chất độc này có thể được dễ dàng hấp thụ bởi các động vật sống trong nguồn nước biển khi chúng ăn phải các vi khuẩn đó.


Hải cẩu ở California đang thay lông hàng loạt do tác động của ô nhiễm thủy ngân.

Cứ như vậy, tuần tự theo chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái biển, thủy ngân độc hại được tích lũy với số lượng ngày càng lớn. Chính điều này dẫn tới nguy cơ – dù bằng những biện pháp hiện đại nhất – cũng khó có thể kiểm soát lượng thủy ngân trong một sớm một chiều. Nguy hiểm hơn nữa, lượng thủy ngân độc hại đó hoàn toàn có thể thâm nhập vào cơ thể con người thông qua các loại hải sản được tiêu thụ tới hàng trăm tấn mỗi ngày.

Hải cẩu thay lông do ô nhiễm thủy ngân đáng báo động trong nước biển.

Trong một cuộc thử nghiệm gần đây, các nhà nghiên cứu phân tích mẫu nước lấy từ bờ biển gần Ano Nuevo – một công viên dành riêng cho mùa sinh sản của hải cẩu voi. Từ kết quả thu được, các nhà khoa học phát hiện ra rằng trong mùa sinh sản của hải cẩu, mức độ thủy ngân trong nước biển đã cao hơn tới 17 lần. Chưa dừng lại ở đó, lượng thủy ngân trong cơ thể hải cẩu còn có thể di truyền sang nhiều thế hệ sau của loài này. Bà Cossaboon e ngại về nguy cơ sẽ không thể hoàn toàn ngăn chặn tình trạng nước biển ô nhiễm thủy ngân bởi trong thực tế, thủy ngân có thể dễ dàng vượt qua hàng rào nhau thai để “định cư” trong cơ thể hải cẩu con dù chưa được sinh ra. Điều này càng được chứng minh khi các nhà khoa học tiến hành thử nghiệm và thu được kết quả đáng báo động: Có tới hơn 90% hải cẩu con được sinh ra đã có sẵn nồng độ thủy ngân rất cao trong lông và máu.

Để có hướng giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học đang tìm cách xử lý triệt để các tác động của ô nhiễm hệ sinh thái do con người gây ra. Ô nhiễm thủy ngân trong nguồn nước sẽ sớm tiếp cận loài người thông qua con đường trung gian là các loài cá, hải sản sống trong nguồn nước ô nhiễm. Việc đánh bắt và tiêu thụ các loại sinh vật bị ô nhiễm này sẽ gây hại về lâu dài cho sức khỏe con người. Bà Cossaboon kết luận: “Con người nên đủ tinh ý để nhận ra sự ô nhiễm thủy ngân đã ảnh hưởng đến loài động vật nhạy cảm như hải cẩu ra sao. Nhìn vào thực tế đó, chúng ta cần phải nâng cao nhận thức trong việc tích cực cắt giảm phát thải”.

Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video